Bên cạnh phun môi thì dặm môi cũng là dịch vụ mà khách hàng có nhu cầu cao khá cao trong thời gian gần đây. Vậy dặm lại môi có đau không? Dặm môi dành cho những trường hợp nào? Chế độ kiêng cữ sau khi phun môi là gì? Cùng Dạy Học Phun Xăm tìm câu trả lời trong bài viết sau.
Khi nào cần dặm môi? Dặm lại môi có đau không?
Trước khi tìm hiểu dặm lại môi có đau không, bạn cần xác định xem mình có phải là trường hợp phù hợp để thực hiện loại hình dịch vụ này không nhé!
Dặm môi sẽ được tiến hành ở những trường hợp sau:
- Sau khi phun môi màu lên không đều, chỗ có chỗ không hoặc màu lốm đốm
- Màu phun bị nhạt, không chuẩn so với bảng màu bạn đã lựa chọn
- Môi đã phun trong thời gian dài, bị phai màu, mất màu
- Màu môi chưa đúng ý bạn, bạn muốn chuyển sang màu môi khác phù hợp với làn da của mình
Vậy thì dặm lại môi có đau không?
Giống như phun môi, quá trình dặm môi cũng trải qua bước ủ tê. Do vậy mà việc dặm môi sẽ rất nhẹ nhàng, êm ái, không đau nhức hay khó chịu trong lúc thực hiện. Tuy nhiên để đạt được màu môi đẹp như mong đợi và đảm bảo an toàn bạn cần chọn đơn vị uy tín.
Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, sử dụng kỹ thuật tiên tiến và quy trình đúng chuẩn sẽ đảm bảo cho bạn đôi môi như ý. Đặc biệt, màu mực sử dụng phải cao cấp, có nguồn gốc rõ ràng. Nó giúp môi lên màu chuẩn nhất và hạn chế đau rát, tránh nhiễm trùng sau khi dặm.

Sau khi dặm môi cần chú ý điều gì?
Cũng như phun môi, muốn dặm môi đạt kết quả như mong đợi, bạn cần chú ý một số nguyên tắc sau:
- Kiêng nước sau khi dặm môi: Việc kiêng nước cần áp dụng cho đến khi môi bong vảy nhằm giúp môi lên đều màu và đẹp.
- Không dùng tay bóc vảy môi vì sẽ khiến môi tổn thương, hãy để nó tự bong vảy, môi sẽ lên màu đẹp
- Kiêng đánh răng một số ngày theo hướng dẫn chuyên viên (để môi không dính nước)
- Không dùng son hay vận động cơ môi quá nhiều sau khi dặm
- Không sờ tay lên môi hay đụng chạm bất cứ thứ gì vào môi tránh nhiễm khuẩn

Chế độ kiêng cữ sau khi dặm môi
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến độ đẹp của môi sau khi dặm. Muốn vậy bạn cần kiêng một số món như:
1. Đồ nếp như xôi, bánh chưng
Đây là những món gây nóng trong người và dễ gây mưng mủ. Một số khách hàng chỉ ăn một chút ít xôi hoặc bánh chưng nhưng đã khiến môi bị viêm sưng. Do vậy bạn cần kiêng những món ăn được chế biến từ gạo nếp trong 1 tháng.
2. Thịt bò, gà vịt
Bò gà vịt nằm trong danh sách những món kiêng kỵ tuyệt đối sau khi dặm môi. Thịt bò có thể gây sẹo thâm, thịt gà và vịt có thể gây ngứa khi môi tróc vảy, kích thích bạn gãi nhiều làm môi nhiễm trùng.

3. Rau muống
Trong rau muống chứa Folate không tốt cho những vết thương hở. Với người sau khi dặm môi và phun môi, ăn rau muống sẽ gây cản trở quá trình phục hồi sắc tố da. Thậm chí làm co môi sưng nhẹ, màu môi bị loang lổ.
4. Hải sản, thức ăn nhiều dầu mỡ
Các món hải sản như tôm cua, cá biển có thể chứa nhiều chất kích ứng gây ngứa ngáy sau khi dặm môi. Do vậy bạn cần kiêng từ 3-4 tuần sau cho đến khi môi ra màu đẹp. Đồng thời bạn cũng cần kiêng ăn các món chiên, đồ ăn nhanh. Vì chúng gây nóng trong người làm môi dễ bị khô hoặc mưng mủ.
Các thực phẩm nên ăn sau khi dặm môi
Để quá trình phục hồi môi diễn ra nhanh chóng, bạn nên tăng cường ăn những món sau:
1. Trái dứa (thơm)
Trong dứa có chứa hàm lượng lớn vitamin C, E. Chúng sẽ giúp màu môi bám nhanh và lên chuẩn màu hơn. Ngoài ra nó giúp môi nhanh chóng phục hồi sắc tố hồng đỏ, môi sẽ tươi tắn và căng mọng hơn. Mỗi ngày bạn có thể ăn vài miếng dứa hoặc uống nước ép dứa vừa giúp đẹp da, vừa giúp môi nhanh phục hồi.

2. Món ăn giàu Vitamin A, khoáng chất
Nhóm thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin A không chỉ giúp tăng đề kháng mà còn giúp môi giảm sưng, lên màu tự nhiên. Chẳng hạn như bưởi, việt quất, súp lơ, cà rốt, rau xanh lá đậm.
3. Uống nhiều nước
Bình quân mỗi ngày bạn nên uống tối thiểu 1.5 – 2 lít nước sau khi dặm môi. Ngoài ra bạn có thể uống thêm sinh tố, nước ép trái cây và ăn nhiều canh. Nó giúp môi không bị khô sau khi dặm và nhanh ra màu đẹp.
Vừa rồi, Seoul Spa đã có những chia sẻ xoay quanh vấn đề dặm lại môi có đau không. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những kinh nghiệm cần thiết khi dặm môi. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Bình luận