Đánh giá

Xăm môi có được ăn bún không? Những món bún nào có thể ăn và những món nào không thể? Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi sau khi xăm môi.

Rất nhiều món bún có chứa nguyên liệu cần phải kiêng khem nhưng vẫn có một số món vẫn ăn được bình thường. Tham khảo bài viết sau để hiểu hơn về vấn đề này nhé và có chế độ chăm sóc sau khi làm đẹp tốt hơn.

Đôi nét về món ăn bún

Trước khi giải đáp vấn đề xăm môi có được ăn bún không, hãy tìm hiểu về thực phẩm này. Bún là một thực phẩm trong ẩm thực châu Á, được làm từ tinh bột gạo (gạo tẻ lên men). Thực phẩm tạo sợi qua khuôn, có hình dạng sợi dài tròn, trắng mềm và được luộc chín trong nước sôi. Sau đó làm thành một nguyên liệu, thành phần chế biến nhiều món ăn thơm ngon khác nhau.

Bún là món ăn đặc trưng của nước Việt Nam, được làm từ bột gạo lên men

Bún là món ăn đặc trưng của nước Việt Nam, được làm từ bột gạo lên men

Lợi ích của bún đối với sức khỏe

Chúng ta có thể thấy nhiều món bún hấp dẫn phổ biến từ mâm cơm gia đình cho đến nhà hàng sang trọng. Vậy, thành phần dinh dưỡng của món ăn phổ biến như thế nào, có bổ dưỡng không?

Trong 100g bún tươi sẽ gồm: 110 calo, 1.7g protein, 25.7g tinh bột, 500mg chất xơ, 12mg canxi, 200mcg sắt, 32mg phốt pho và 1.3g vitamin PP. Như thế, việc ăn bún sẽ mang đến những lợi ích đáng kể cho sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Duy trì cân nặng do trong bún ít carbohydrates và không có chất béo. Đồng thời thành phần carbohydrates vừa đủ còn có tác dụng loại bỏ độc tố và thanh lọc cơ thể.
  • Cải thiện sức khỏe tiêu hóa nhờ cung cấp nhiều chất xơ.
  • An toàn cho người bị dị ứng với thành phần gluten có trong thực phẩm.
  • Hàm lượng sắt dồi dào giúp thúc đẩy lưu thông máu, đảm bảo oxy được lưu thông dễ dàng trong cơ thể.
  • Khoáng chất canxi có trong bún giúp xương chắc khỏe hơn, giảm nguy cơ loãng xương.
  • Chỉ số đường huyết trong bún thấp nên phù hợp với cả bệnh nhân tiểu đường.

Xăm môi có được ăn bún không?

Đáp án cho vấn đề xăm môi có được ăn bún không là có, bởi bún là thực phẩm lành tính. Vẫn chưa có nghiên cứu hay bằng chứng cụ thể nào về tác hại của bún đối với môi sau khi phun xăm. Vì vậy, nàng có thể yên tâm ăn bún tươi bình thường sau khi làm đẹp cho đôi môi.

Xăm môi có được ăn bún không? Chị em có thể ăn sợi bún tươi bình thường

Xăm môi có được ăn bún không? Chị em có thể ăn sợi bún tươi bình thường

Tuy nhiên, chúng ta thường không ăn chỉ mỗi sợi bún mà sẽ chế biến cùng nhiều loại thực phẩm khác nhau. Các nguyên liệu kết hợp đa dạng như thịt heo, bò, gà, vịt, tôm, cua, ốc, các loại hải sản,…

Cạnh đó còn có thêm các loại gia vị và rau ăn kèm như nước tương, mắm tôm, mắm nêm, rau muống,… Những những thành phần hấp dẫn này lại có thể gây hại cho môi sau khi xăm.

Một số thành phần trong món bún có thể khiến đôi môi bị sưng viêm, thâm sạm, thậm chí để lại sẹo,… Điều này còn gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục, khiến môi lâu lành và lên màu không đẹp. Vì thế, việc xăm môi có ăn bún được không còn tùy theo món bún mà nàng chọn lựa.

Những món bún cần kiêng

Như đã giải đáp vấn đề xăm môi có được ăn bún không, tùy món bún mà cần phải kiêng khem. Cụ thể những món bún cần phải kiêng do chứa các nguyên liệu có thể ảnh hưởng môi như sau:

Bún riêu

Là người Việt Nam, ai cũng biết và quen thuộc với bún riêu hấp dẫn có mùi thơm đặc trưng. Món ăn gồm hai thành phần chính là bún và riêu cua (được làm từ thịt cua và vỏ cua xay nhuyễn).

Cạnh đó còn kết hợp thêm các loại nguyên liệu khác như đậu hũ, tôm khô, thịt heo, huyết, chả quế,… Thêm các loại rau ăn kèm như rau muống bào, rau sống để càng thêm hấp dẫn. Đặc biệt là gia vị mắm tôm – thành phần không thể thiếu để tạo nên mùi vị đặc trưng.

Xăm môi có được ăn bún không? Bún riêu là món cần phải kiêng

Xăm môi có được ăn bún không? Bún riêu là món cần phải kiêng

Tuy thơm ngon nhưng những thành phần như cua, tôm, rau muống, mắm tôm,… lại dễ gây kích ứng cho đôi môi. Chúng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục nên cần kiêng cho đến khi lành hẳn.

Bún bò

Bún bò là đặc sản bắt nguồn từ Huế, rất được yêu thích bởi màu sắc bắt mắt, hương vị đậm đà. Món ăn có nguyên liệu chính là thịt bò kèm nhiều món ăn kèm thơm ngon và nêm vào chút mắm ruốc.

Trong đó, thịt bò là thực phẩm cần kiêng hàng đầu sau khi làm đẹp bằng phương pháp xăm môi. Cho nên cần kiêng ăn bún bò cho đến khi môi lành hẳn để tránh sưng viêm hay sẹo lồi.

Bún bò là món ăn cần phải kiêng sau khi phun xăm thẩm mỹ

Bún bò là món ăn cần phải kiêng sau khi phun xăm thẩm mỹ

Bún thái

Bún thái có vị chua, cay và ngọt hài hòa kết hợp cùng nguyên liệu đa dạng như tôm, mực, nghêu, thịt bò, rau muống,… Đáp án cho câu hỏi xăm môi có được ăn bún không, với bún thái là không.

Bởi các thành phần trong bún thái hầu hết đều gây sưng viêm cho môi sau khi phun xăm. Thậm chí còn dễ gây nhiễm trùng, đau nhức, khó chịu và thậm chí để lại sẹo lồi trên môi sau khi lành hẳn.

Bún thái có nguyên liệu chính là hải sản nên cần phải kiêng sau khi xăm môi

Bún thái có nguyên liệu chính là hải sản nên cần phải kiêng sau khi xăm môi

Bún mắm

Giống như bún thái, nguyên liệu chủ yếu của món bún mắm là các loại thủy hải sản. Đây là món ăn hấp dẫn ở miền Tây Nam Bộ với phần nước lèo được làm mắm cá linh hoặc mắm cá sặc.

Món ăn đi kèm với các nguyên liệu heo quay, chả, tôm, mực,… ăn kèm với rau muống bào và rau sống. Và cũng vì các loại nguyên liệu này mà chị em cần kiêng bún mắm sau khi phun xăm môi.

Xăm môi có được ăn bún không? Cần kiêng bún mắm cho đến khi môi ổn định

Xăm môi có được ăn bún không? Cần kiêng bún mắm cho đến khi môi ổn định

Bún măng vịt

Bún măng vịt là món ăn hấp dẫn ở các tỉnh miền Trung với nước dùng ngon ngọt. Món ăn nấu từ măng và thịt vịt kèm các loại rau hấp dẫn tạo nên sự thơm ngon đặc trưng.

Nguyên liệu chính của món ăn này thịt vịt, chứa có chất gây ảnh hưởng đến môi sau khi phun. Hàm lượng protein cao có trong thịt vịt cũng dễ gây sẹo lồi, khiến môi bị mất thẩm mỹ. Vì thế, chị em cần kiêng ăn bún măng vịt một thời gian để đôi môi đẹp hoàn hảo sau khi phun xăm.

Bún măng vịt có thể làm môi sau khi xăm bị kích ứng hay hình thành sẹo lồi

Bún măng vịt có thể làm môi sau khi xăm bị kích ứng hay hình thành sẹo lồi

Bún mắm nêm

Bún mắm nêm xuất xứ từ miền Trung, có sự thơm ngon đặc trưng nên rất được yêu thích. Món ăn với bún tươi, thịt ba chỉ mềm mịn, chả cá dai cùng các loại rau sống như rau diếp cá, húng quế,… Và cuối cùng là mắm nêm pha đậm đà hương vị tạo nên sự đặc trưng cho món ăn.

Tuy nhiên, cũng chính đặc trưng riêng biệt của mắm nêm lại khiến món ăn này cần kiêng sau khi phun xăm. Mắm nêm làm từ con nêm ướp muối lên men cùng với một số nguyên liệu khác như thơm, thính, đường,…

Con nêm sẽ dùng các loại cá như cá cơm, cá sơn đỏ, cá trích, cá liệt, cá nục,… Những loại cá này rất dễ gây kích ứng, khiến môi sau khi xăm bị sưng tấy, nhiễm trùng,…

Bún mắm nêm có thể gây kích ứng cho đôi môi nên cần kiêng sau khi xăm

Bún mắm nêm có thể gây kích ứng cho đôi môi nên cần kiêng sau khi xăm

Những món bún có thể ăn bình thường, không cần kiêng

Xăm môi có được ăn bún không? Ngoài những món bún cần kiêng, chị em vẫn có thể ăn một số những món bún khác. Khi kết hợp với những nguyên liệu lành tính sẽ an toàn cho môi sau khi phun xăm. Cụ thể những món bún mà chị em có thể thưởng thức như sau:

Bún chả

Bún chả có xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam, là đặc sản nổi tiếng đất Hà thành. Thành phần chính của món ăn là thịt heo tạo thành các loại chả thơm ngon. Trong đó có chả băm là thịt heo xay cùng nấm mèo và hành lá cùng chả miếng làm từ thịt ba chỉ heo. Các loại chả sẽ được nướng trên than hoa để thêm phần thơm ngon đặc trưng.

Khi ăn sẽ dùng kèm đu đủ bóp chua ngọt, rau sống chấm cùng nước mắm thơm ngon. Cạnh đó còn nêm thêm gia vị như tỏi ớt băm, chanh,… để tạo nên hương vị tuyệt hảo.

Các thành phần trong món bún này hoàn toàn lành tính, không gây kích ứng cho môi. Vì thế, mọi người có thể an tâm thưởng thức bún chả sau khi làm đẹp bằng phương pháp phun xăm.

Xăm môi có được ăn bún không? Nàng có thể yên tâm thưởng thức bún chả

Xăm môi có được ăn bún không? Nàng có thể yên tâm thưởng thức bún chả

Bún mọc

Bún mọc có xuất xứ từ miền Bắc với đặc trưng là những viên mọc dai hòa quyện với nước hầm xương đậm đà. Nước dùng được hầm từ xương đùi gà và chân giò tạo nên độ ngọt thanh hấp dẫn. Cạnh đó kết hợp cùng cà chua và thơm để có vị chua nhẹ, mang đến sự hài hòa.

Khi ăn có thể thêm chân giò heo, chả lụa, xương ống, sườn non, giò sống,… cạnh bên mọc. Các loại rau sống ăn kèm cũng lành tính nên hoàn toàn có thể ăn sau khi phun xăm, không cần kiêng.

Bún mọc được làm từ thịt heo là chính nên có thể ăn sau khi phun xăm

Bún mọc được làm từ thịt heo là chính nên có thể ăn sau khi phun xăm

Bún giò heo

Xăm môi có được ăn bún không? Với bún giò heo, chị em hoàn toàn có thể an tâm thưởng thức. Nước dùng ngọt thanh của xương ống, thêm khoanh giò heo tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho món ăn. Đặc biệt giò heo chứa nhiều collagen còn góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục cho môi sau khi xăm. Đây là một món bún mà các cô nàng nên ăn để giúp môi nhanh lành, lên màu đẹp hơn.

Xăm môi có được ăn bún không? Chị em có thể ăn bún giò heo bình thường

Xăm môi có được ăn bún không? Chị em có thể ăn bún giò heo bình thường

Bún thịt nướng

Bún thịt nướng là một món ăn vừa dễ thực hiện lại còn rất thơm ngon, được nhiều người yêu thích. Trên khắp mọi miền đất nước đều có loại bún này, tùy theo khẩu vị mà mỗi nơi sẽ có hương vị riêng biệt.

Món bún nguyên liệu chính là thịt nạc heo nêm gia vị cùng sả và gừng nước lên vàng đều. Khi ăn kết hợp với nước mắm chua ngọt và rau sống vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Những nguyên liệu này hoàn toàn không gây kích ứng môi sau khi phun xăm nên nàng vẫn có thể ăn bình thường.

Bún thịt nướng hoàn toàn an toàn cho đôi môi sau khi phun xăm thẩm mỹ

Bún thịt nướng hoàn toàn an toàn cho đôi môi sau khi phun xăm thẩm mỹ

Bài viết trên đã giải đáp vấn đề xăm môi có được ăn bún không cho chị em. Danh sách các món bún có thể ăn và cần kiêng rất đa dạng, chị em có thể tham khảo.

Nàng chỉ cần lưu ý lựa chọn các món bún không có nguyên liệu gây ảnh hưởng đến môi là được. Như thế môi sẽ cực nhanh lành, không kích ứng và lên màu đẹp như mong muốn.

Dạy Học Phun Xăm chúc bạn thành công!

Xem thêm bài viết cùng chủ đề: