Khi phun xăm thì bước gây tê là không thể thiếu để giảm cảm giác đau. Chính vì vậy nên khá nhiều khách hàng thắc mắc không biết phun môi bao lâu thì hết thuốc tê, dùng thuốc tê có thật sự an toàn không. Mọi người nếu cũng có băn khoăn về vấn đề này hãy tham khảo qua thông tin dưới đây để nắm rõ hơn việc dùng thuốc tê khi phun môi.
Tại sao phải sử dụng thuốc tê khi phun môi
Phun môi là kỹ thuật đưa mực vào biểu bì da ở môi bằng mũi kim nhỏ. Người thực hiện phun môi sẽ sử dụng những mũi kim để đánh lưới trên bề mặt da môi. Vì vậy, việc phun môi sẽ gây ra những vết thương hở và khiến khách phun môi đau rát. Để hạn chế sự đau đớn và giúp khách hàng cảm thấy dễ chịu hơn thì người phun môi sẽ sử dụng thuốc tê.
Ngoài ra, phun môi đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng trong từng đường nét của các chuyên viên thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tê khi phun xăm sẽ giúp người thợ thực hiện quá trình phun môi hiệu quả hơn. Sau khi phun môi, nhiều người vẫn cảm thấy tê nhức ở vùng môi nên rất lo sợ bị ảnh hưởng. Việc phun môi bao lâu thì hết thuốc tê sẽ được giải đáp trong phần dưới đây.
Phun môi bao lâu thì hết thuốc tê?
Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết việc phun môi bao lâu thì hết thuốc tê còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Có hai kiểu gây tê khi phun môi là bôi, ủ hoặc tiêm thuốc tê trực tiếp lên môi. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc và kiểu gây tê nào cũng đều có khoảng thời gian tác dụng như nhau.
Thông thường, quá trình phun môi sẽ kéo dài 2 – 3 giờ đồng hồ. Vì vậy, các chuyên viên phải bôi thuốc tê cho từng đợt đi kim, thường thì sẽ là 5 – 6 lần. Sau khi phun môi xong, thuốc tê vẫn còn tác dụng nên bạn sẽ có cảm giác nhức và sưng ở vùng môi. Nhưng hầu như các loại thuốc tê đều hết tác dụng trong vòng 2 – 3 tiếng đồng hồ.
Tùy vào cơ địa mà thời gian hết tác dụng sẽ hơi chênh nhau. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn chưa chưa cảm thấy hết đau nhức sau nhiều giờ đồng hồ . Nếu kéo dài quá 6 tiếng thì bạn phải liên hệ ngay với đơn vị thẩm mỹ hoặc bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Các kỹ thuật và cách gây tê khi xăm môi đảm bảo an toàn
Bên cạnh câu hỏi phun môi bao lâu thì hết thuốc tê thì có những kỹ thuật gây tê nào cũng là điều mà nhiều người quan tâm. Phổ biến hiện nay ở các spa, thẩm mỹ viện sẽ có hai kiểu gây tê phổ biến sau:
Tiêm thuốc trực tiếp để gây tê
Phun môi nhiều nơi sẽ áp dụng cách tiêm thuốc tê trực tiếp. Theo đó chuyên viên sẽ sử dụng ống tiêm nhỏ lấy lượng thuốc tê vừa phải tiêm vào vùng môi chuẩn bị phun xăm. Thông thường lượng thuốc tê tiêm vào chỉ trong khoảng 0.25cc. Sau khi tiêm thuốc sẽ cần một vài phút để phát huy hiệu quả gây tê.
Cách tiêm thuốc tê trực tiếp có ưu điểm đó là hiệu quả gây tê nhanh chóng, rút ngắn thời gian phun xăm. Tuy nhiên nhiều khách hàng e ngại tiêm thuốc sẽ gây cảm giác đau nên các spa cũng đang dần không còn dùng cách này. Như vậy có thể giúp khách hàng yên tâm hơn, không còn lo lắng với quy trình phun xăm.
Bôi thuốc ủ tê
Bên cạnh gây tê bằng tiêm thuốc thì còn có bôi thuốc ủ tê. Cách này phổ biến hơn do thực hiện dễ dàng, không gây đau cho khách hàng. Theo đó các thợ phun xăm sau các bước chuẩn bị sẽ tiến hành bôi thuốc lên môi và dùng nilon ủ trong thời gian nhất định. Khi thuốc đã phát huy hiệu quả có thể tiến hành các bước phun môi tiếp theo. Không chỉ phun xăm môi mà khi thực hiện xăm chân mày tiêm chất làm đầy… thì nhiều spa, thẩm mỹ viện cũng chọn cách ủ tê.
Cách sử dụng thuốc tê xăm môi mang hiệu quả giảm đau khi xăm môi
Bên cạnh dùng bút phun xăm thì việc gây tê môi như thế nào cũng là điều vô cùng quan trọng. Với các khách hàng nên nắm rõ quá trình này để tránh bỡ ngỡ và lo lắng. Với thợ phun xăm lại càng biết chi tiết hơn để đảm bảo quá trình phun môi an toàn nhất. Theo đó thông thường việc gây tê sẽ diễn ra như sau:
- Bước 1: Làm sạch môi
Đầu tiên khách hàng sẽ được kiểm tra tình trạng môi sau đó vệ sinh sạch sẽ. Thợ phun xăm dùng bông tẩy trang mềm cùng nước sạch lau khô môi, loại bỏ da chết cùng với son môi bám trên môi.
- Bước 2: Dưỡng ẩm môi
Sau khi môi được làm sạch thợ phun xăm sẽ bôi một lượng vaseline vừa đủ để dưỡng môi. Bước dưỡng ẩm môi là vô cùng cần thiết để môi mềm mại, hấp thu thuốc ủ tê tốt hơn và hạn chế tình trạng môi khô chảy máu.
- Bước 3: Tiến hành ủ tê
Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị nhân viên sẽ thực hiện ủ tê. Đầu tiên cần lấy một lượng thuốc tê vừa đủ và bôi đều lên toàn bộ môi, đặc biệt chú ý ở phần viền môi. Sau đó dùng bọc nilon phủ lên phần môi và thuốc để tăng hiệu quả ủ tê. Lúc này khách hàng nằm yên để giúp môi được ủ tê tốt nhất.
- Bước 4: Làm sạch thuốc ủ tê
Sau khoảng thời gian ủ tê vừa đủ, nhân viên tiến hành kiểm tra môi. Họ có thể dùng bút phun xăm đi các đường kim nhẹ nhàng để kiểm tra hiệu quả gây tê. Nếu đạt hiệu quả sẽ lau sạch thuốc và có thể tiến hành phun xăm.
Bôi thuốc tê sau bao lâu thì bắt đầu xăm môi?
Thời gian từ khi bôi thuốc tê đến khi có thể thực hiện phun xăm trung bình là 20 phút. Thời gian này có thể chênh lệch ít nhiều tùy thuộc vào loại thuốc gây tê. Do đó mọi người nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bên cạnh đó, sau thời gian ủ 20 phút thợ phun xăm cần kiểm tra tình trạng môi của khách hàng. Nếu đảm bảo môi không còn cảm giác mới bắt đầu việc phun xăm. Ngược lại nên ủ thêm để đảm bảo khách hàng không bị đau khi phun môi.
Thuốc tê có gây hại cho cơ thể không?
Ngày nay, các phương pháp thẩm mỹ đều sử dụng thuốc tê để giúp quá trình thực hiện diễn ra suôn sẻ và thành công. Việc sử dụng thuốc tê chỉ gây tê trên bề mặt môi nên sẽ không gây hại đến sức khỏe của khách hàng phun môi. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến các điểm sau để tránh các rủi ro không đáng xảy ra:
- Tùy vào cơ địa và sự nhạy cảm của làn da mà một số loại thuốc tê sẽ khiến môi của bạn bị dị ứng khi sử dụng. Vì vậy, bạn cần phải cân nhắc kỹ về điều này.
- Ngày nay có nhiều địa chỉ phun môi khác nhau nên bạn khó có thể lựa chọn được đơn vị uy tín. Một số nơi sẽ sử dụng thuốc tê giả hoặc kém chất lượng, gây ra các tình trạng viêm da hoặc khiến môi bạn bị sưng to.
- Ngoài ra, một số nơi còn cho nhân viên đang được đào tạo thực hiện. Điều này rất nguy hiểm bởi nhân viên mới chưa thành thạo việc phun môi và dẫn đến chất lượng môi không tốt.
- Việc phun môi bao lâu thì hết thuốc tê cũng rất quan trọng trong quá trình phun xăm. Sự chú ý này sẽ giúp bạn nhận biết môi của mình có bị ảnh hưởng gì không.
Trước khi phun xăm, bạn phải tìm hiểu kỹ về nơi phun xăm thẩm mỹ để được đảm bảo chất lượng về thuốc cũng như trang thiết bị. Đồng thời, đội ngũ nhân viên phải là người có kinh nghiệm thực hiện để giúp bạn có đôi môi đẹp và tươi mới hơn.
Mẹ bỉm sữa, người mang thai có được sử dụng thuốc tê không?
Nếu các bà mẹ đang mai thai hoặc đang cho con bú có ý định phun môi để làm đẹp cho bản thân thì phải cân nhắc. Nhiều người cho rằng phun môi chỉ tác động lên bề mặt da môi nên sẽ không ảnh hưởng đến bé và sữa của mẹ. Tuy nhiên, nhận định đó hoàn toàn sai lầm. Việc phun môi chống chỉ định đối với những bà mẹ đang mang thai và cho con bú vì họ phải tiếp xúc với mực phun.
Không phải vì mực xăm có chứa các hóa chất độc hại mà nó tùy thuộc vào địa chỉ phun môi uy tín hay không. Việc phun môi ở địa chỉ không chất lượng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến em bé. Đặc biệt là sau khi phun môi, các mẹ phải kiêng rất nhiều thứ như hải sản, thịt gà, thịt bò, rau muống,… Nhưng các sản phẩm đó lại rất tốt cho các bà mẹ nên việc cung cấp dinh dưỡng sẽ bị gián đoạn khi phun môi.
Do đó, nếu các bà mẹ muốn phun môi thì hãy làm sau khi cai sữa cho bé. Còn các bà mẹ đang mang thai thì tuyệt đối không nên phun môi. Trong thời gian này, các mẹ có thể sử dụng các phương pháp khác như dùng kem dưỡng môi hoặc tẩy da chết môi hàng ngày.
Thành phần trong thuốc tê
Thuốc tê là một hợp chất hoá học an toàn cho người sử dụng. Loại thuốc này có khả năng gây ức chế các hệ thần kinh và cảm giác. Thành phần chủ yếu của thuốc tê là Prilocaine và Lidocaine và một số thành phần phụ khác. Việc ủ tê trên bề mặt da sẽ mất cảm giác (nóng, lạnh, đau nhức,…) tạm thời. Sau đó, các hệ thần kinh và cảm giác của con người sẽ trở lại như bình thường.
Lưu ý sau khi phun môi
Phun môi bao lâu thì hết thuốc tê đã được giải đáp nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điều sau khi phun môi:
- Uống nhiều nước và nhớ sử dụng ống hút để tránh tiếp xúc với nước khi mới phun xong. Việc uống nhiều nước sẽ giúp bạn cấp ẩm cho môi và giúp môi của bạn nhanh bong hơn.
- Thoa thuốc mỡ hoặc dưỡng Vaseline để môi không bị khô và nhanh lành hơn.
- Đeo khẩu trang khi đi ra trường để tránh bụi bẩn tiếp xúc với môi.
- Tuyệt đối không sờ tay lên môi hoặc bóc lớp vảy vì có thể làm chảy máu và hình thành sẹo.
- Ăn nhiều rau củ quả có chứa vitamin C như cam, dứa, cà rốt, cà chua,… và uống sữa tươi để môi lên màu chuẩn hơn.
- Kiêng uống các loại nước có gas hoặc chất kích thích như rượu, bia. nước ngọt,…
- Không ăn các thực phẩm như thịt bò, hải sản, nếp, trứng, rau muống, thịt gà,…
Tại sao bị dị ứng thuốc tê
Dị ứng thuốc tê là hiện tượng phản ứng lại với thuốc tê. Biểu hiện của dị ứng thuốc tê thể hiện ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc và cơ địa. Các biểu hiện phổ biến như: nổi mẩn đỏ, da nóng, ngứa, nặng hơn thì khó thở, tụt huyết áp,….
Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do lượng thuốc tê bôi lên môi quá mức cho phép. Hoặc cũng có thể do thuốc được nhập không rõ xuất xứ, giá rẻ, kém chất lượng. Đây cũng là lý do mà các bạn nên tìm hiểu rõ về việc phun môi bao lâu thì hết thuốc tê.
Việc phun môi chỉ thực hiện trên bề mặt da môi nên mức độ ảnh hưởng cũng không quá lớn. Tuy nhiên, việc dị ứng khi phun môi sẽ khiến màu môi không đều, hoặc bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên lựa chọn địa chỉ phun môi an toàn để được tư vấn về phun môi bao lâu thì hết thuốc tê. Đồng thời, biết cách nhận biết dị ứng hoặc các tình trạng kháng thuốc khác.
Trên đây là giải đáp thắc mắc về vấn đề phun môi bao lâu thì hết thuốc tê. Tóm lại sau khoảng 3 đến 4 giờ đồng hồ thuốc tê sẽ hết tác dụng và cảm giác môi sẽ trở lại bình thường. Chị em sau phun xăm nếu thấy môi bị căng, tê hãy hoàn toàn yên tâm vì sẽ hết sau đó. Ngoài ra đừng quên chăm sóc môi đúng cách để giúp môi nhanh bong và lên màu đẹp nhất, tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Dạy Học Phun Xăm chúc bạn thành công!
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Có nên bôi vitamin E lên môi sau khi xăm? Lưu ý khi bôi
- Xăm môi rửa nước muối được không? Cách thực hiện đúng
Bình luận website