Khi gặp các vết thương hở dù là nặng hay nhẹ, nếu không muốn để lại sẹo hay vết thâm, chúng ta cần biết cách chăm sóc cũng như kiêng cữ thói quen sống, thói quen ăn uống hằng ngày một cách nghiêm khắc. Vậy bị vết thương hở kiêng ăn gì và kiêng trong bao lâu để không bị sẹo, thâm kém thẩm mỹ trên da?
Vết thương hở là gì?
Vết thương hở là sự tổn thương thường liên quan đến cùng ra khiến da bị rách bên ngoài hoặc bên trong mô của cơ thể, nhưng vẫn liên quan đến da. Vết thương hở xuất hiện sẽ khiến chảy máu và vùng da bị rách có cảm giác đau, rát tùy vào tình trạng vết thương, độ sâu, rộng của vết thương trên da. Vết thương hở có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên vết thương hở như: tai nạn, ngã, bị vật nhọn đam hoặc phạm phải, … Hầu hết các vết thương hở đều có khả năng để lại sẹo hoặc thâm nếu chúng ta không chăm sóc đúng cách.
Những vết thương hở nhẹ có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng đối với các vết thương chảy nhiều máu, hoặc không thể cầm máu, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị và chăm sóc đúng cách để tránh nhiễm trùng. Đồng thời sau khi xử lý, cần có chế độ ăn uống, kiêng của nghiêm ngặt nếu không muốn vết thương hở để lại sẹo, thâm sẹo sau khi lành hẳn.
Những thực phẩm không nên ăn khi có vết thương hở
Việc ăn uống không đúng cách sẽ vô tình khiến vết thương bị viêm, mưng mủ và trở nên nặng hơn, khó hồi phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, vết thương hở bị viêm sẽ tăng nguy cơ vết thương để lại sẹo hoặc vết thâm khó có thể chữa trị về sau này.
Đây cũng là lý do vì sao người có vết thương hở nên có kiến thức về “bị vết thương hở kiêng ăn gì” và kiêng trong bao lâu để giải quyết triệt để vết thương mà không để lại di chứng gì.
Dưới đây là một số loại thực phẩm người có vết thương hở dù nặng hay nhẹ cần kiêng cữ để không khiến vết thương nặng hơn. Cụ thể như:
Không nên ăn rau muống để phòng tránh sẹo lồi
Tuy rau muống là một loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể, có chức năng nhuận tràng, lợi tiểu. Nhưng đối với cơ thể đang có vết thương hở, các chuyên gia lại khuyến cáo rằng nhóm đối tượng này tuyệt đối không được ăn rau muống.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong rau muống có các chất sản sinh nhiều sợi collagen khiến các vùng da bị tổn tổn, có vết thương hở được lấp đầy hoàn toàn và nhanh chóng.
Chính vì sự nhanh chóng này, nên các sợi collagen lại không được sắp xếp một cách đồng nhất, chúng chồng chéo nhau, tạo ra các khoảng trống bên trong vết thương, tạo ra nhiều lớp mô xơ cứng nổi lên trên bề mặt của vết thương, gây ra sẹo lồi.
Tuy nhiên, không phải rau muống là nguyên nhân chính gây nên sẹo lồi khi vết thương hở xuất hiện, tình trạng này còn phụ thuộc vào loại vết thương, cơ địa của mỗi người.
Kiêng ăn thịt gà để phòng tránh sẹo sau khi lành vết thương
Thêm một kiến thức cần phải biến khi tìm hiểu “vết thương hở kiêng ăn gì”, đó là thịt gà. Cũng giống như rau muống, đối với người bình thương, sức khỏe tốt, thịt gà là loại thực phẩm rất bổ dưỡng đối với cơ thể. Nhưng với những đối tượng có vết thương hở, nhất là đang trong giai đoạn kéo da non, thì tuyệt đối không được đụng vào thịt gà.
Khi vết thương bắt đầu khép miệng, lành và kéo da non, chúng ta sẽ cảm thấy rất ngứa vùng da xung quanh vết thương, nếu lúc này ăn thịt gà, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, cảm giác ngứa sẽ tăng lên gấp đôi, và khi cố gắng gãi, vết thương sẽ tiếp tục bị tổn thương và trở nên lâu lành hơn so với bình thường. Tác động này ảnh hưởng trực tiếp đến những tế bào mới đang hình thành và biến vết thương thành những mô sẹo, sinh ra sẹo lồi.
Với những hậu quả mà thịt gà mang lại, hãy nghiêm ngặt hơn trong việc lựa chọn thực phẩm nạp vào cơ thể khi có vết thương hở trên da để tránh phiền phức cho chính bản thân mình.
Kiêng đồ nếp để tránh mưng mủ cho vết thương
Bị vết thương hở thì kiêng ăn gì? Rõ ràng câu trả lời không thể thiếu nhóm thực phẩm được chế biến từ nếp.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, nếp có tính ôn, ấm, khi nạp vào cơ thể, cơ thể sẽ bị nóng và ảnh hưởng đến vết thương hở trên da, khiến vết thương lâu lành. Không những vậy, các chất có trong nếp còn khiến vết thương bị sưng lâu, phồng rộp, mưng mủ, viêm và hậu quả để lại sau đó rất nặng.
Công thêm nếp là loại thực phẩm có tính kết dính mạnh (dẻo) khó tiêu, dễ khiến dạ dày bị sình, cơ thể mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến đến quá trình hồi phục vết thương của cơ thể.
Nếp không chỉ kiêng ăn trong những ngày đầu, mà trong giai đoạn kéo da non, người có vết thương hở cũng nên không ăn nếp để vết thương được lành lặn một cách hoàn chỉnh nhất.
Có thể thấy nếu không muốn vết thương hở mưng mủ và để lại sẹo lèo trên cơ thể thì tốt nhất chúng ta nên kiêng hẳn loại thức ăn này trong thời gian dài.
Không nên ăn thịt bò tránh để lại sẹo thâm tại vết thương
Thịt bò bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là những người đang đau ốm, kiệt sức (tùy vào từng loại bệnh). Nhưng đối với vết thương hở, thịt bò lại là một trong những loại thực phẩm cần kiêng một cách nghiêm khắc vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên sẹo lồi, thâm trên da.
Các dưỡng chất có trong thịt bò khiến các vết thương bị kích thích, tăng khả năng tăng sinh tế bào, và khiến vết thương lành quá nhanh chóng, hình thành nên mô sẹo và để lại sẹo lồi.
Không những vậy, thịt bò còn khiến lớp kéo da non khi lành trở nên tối màu, thậm chí là thâm, không đều màu da và khiến vết sẹo trở nên xấu xí hơn. Tuy nhiên, tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Tóm lại, vết thương đang trong quá trình lành tuyệt đối không được nạp thịt bò hay các loại thức ăn được chế biến từ thịt bò vào cơ thể. Đây là điều mà chuyên gia thường xuyên nhắc nhở về vấn đề “vết thương hở kiêng ăn gì?”
Kiêng ăn trứng để không bị sẹo loang
Trứng khiến nhiều người cảm thấy lúng túng không biết có nên kiêng hay không đối với vết thương hở. Nhiều chuyên gia cho rằng trứng giàu dinh dưỡng và khá phù hợp trong việc cải thiện, thúc đẩy quá trình phục hồi của vết thương.
Nhưng trong Đông Y, việc ăn trứng lại khiến vết thương xuất hiện các đốm trắng li ti ở vùng da xung quanh sau khi lành, và làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của da.
Theo tìm hiểu, thì nguyên nhân chính gây ra tình trạng này chính là lòng trắng trứng. Lòng trắng trứng chứa các chất tăng sinh collagen trên da nhưng những sợi collagen này lại không lành lặn, chúng bị đứt gãy và hình thành nên các vết sẹo loang.
Nhưng đối với lòng đỏ, phần này trong trứng lại rất tốt cho vết thương khi giúp vết thương khi kích thích sự sản sinh tế bào mô mới phát triển. Và ngăn ngừa tình trạng viêm, nhiễm trên vết thương nhờ vào hàm lượng kẽm dồi dào có trong lòng đỏ.
Chung quy lại, dù lòng đỏ tốt cho vết thương lại sự thật, nhưng nếu kiến thức không được rõ, tốt nhất chúng ta nên kiêng ăn trứng như kiêng các loại thực phẩm được chia sẻ ở trên nếu không muốn có bất kỳ rủi ro nào xuất hiện sau khi vết thương đã lành hẳn.
Không nên ăn thịt chó
Thịt chó chứa nhiều Protein và năng lượng cần thiết đối với cơ thể. Nhưng trong danh sách “Vết thương hở kiêng ăn gì?” thì thịt chó là loại thực phẩm không thể thiếu.
Theo Đông Y, thịt chó có tính nóng, khi ăn vào, cơ thể sẽ cũng sẽ nóng và khiến cho vết thương không thể lành lặn một cách hoàn chỉnh, suôn sẻ. Việc ăn thịt chó khi cơ thể đang có vết thương hở sẽ dễ dẫn đến tình trạng vết thương để lại sẹo lồi, vùng da xung quanh trở nên rạn và cứng hơn.
Không nên ăn hải sản hay những thực phẩm tanh vì sẽ gây ngứa
Tuy hải sản là loại thức ăn dồi dào Vitamin, canxi và Protein, giúp cải thiện sức khỏe. Nhưng đây cũng là nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng nhất.
Trong trường hợp cơ thể xuất hiện vết thương hởi, việc ăn hải sản hay những loại thức ăn tanh sẽ gây nên ngứa, khó chịu, vết thương sẽ sưng vùng, mưng mủ và nguy cơ để lại sẹo lồi là rất lớn. Nếu bản thân có tiền sử dị ứng với hải sản, thì dù là loại hải sản gì đi chăng nữa thì tốt nhất nên kiêng tuyệt đối khi có vết thương hở.
Thời gian ăn kiêng trong bao lâu?
Sau khi đã giải đáp chi tiết và cụ thể “Kiêng ăn gì khi bị vết thương hở?”, thì thời gian ăn kiêng bao lâu cũng là thắc mắc của nhiều người.
Như được chia sẻ ở trên, vết thương hở sẽ tạo cảm giác đau đớn kéo dài, khó lành và dễ để lại sẹo, thâm nếu không được chăm sóc hợp lý, đúng cách.Thực tế việc cắt giảm một số thực phẩm quá quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày không phải là việc dễ làm và gây ra khá nhiều bất tiện. Nhưng liệu có cần kiêng ăn trong một giai đoạn kéo dài trong suốt quá trình chăm sóc và điều trị, đợi đến khi vết thương lành hoàn toàn mới có thể ăn uống một cách thoải mái?
Theo các chuyên gia, tùy vào mức độ nặng – nhẹ, rộng – sâu của vết thương mà thời gian kiêng cữ sẽ khác nhau. Đối với các vết thương hở nhẹ, có thể xử lý thông quan các bước đơn giản, thời gian kiêng thức ăn sẽ kéo dài từ 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu cẩn thận hơn và chắc chắn vết thương không để lại sẹo, hãy kéo dài thời gian kiêng ăn hơn một tuần. Đây là thời gian đủ để các tế bào dược tái cấu trúc và làm lành hoàn toàn các vết thương tổn trên da mà chúng ta có thể thấy bằng mắt thường.
Nhưng đối với các vết thương hở xuất hiện da phẫu thuật, hoặc các vết thương cần phải phẫu thuật, thời gian kiêng thức ăn cũng như một số thói quen hằng ngày gây hại đến vết thương kéo dài ít nhất 1 tháng. Trong thời gian này, bạn cần phải liên tục đến bệnh viện để vệ sinh vết thương, cắt chỉ và theo dõi tình trạng vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bị vết thương hở nên ăn gì nhanh lành?
Để thúc đẩy vết thương nhanh lành nhưng đảm bảo quá trình diễn ra không để lại sẹo hay vết thâm. Ngoài danh sách “vết thương hở kiêng ăn gì?” được chia sẻ trên, chúng ta nên nạp những dưỡng chất cần thiết vào cơ thể như:
Nhóm thực phẩm chứa nhiều Vitamin C
Vitamin C là một loại dinh dưỡng phổ biến, hiệu quả trong việc chữa lành các vết thương hở và ngăn cản tình trạng vết thương bị thâm. Vitamin C có vai trò rất lớn trong việc hình thành collagen và phục hồi lớp mô bị hư tổn dưới da. Không những vậy, Vitamin C còn kích thích tế bào mới hình thành, phát triển, tái tạo mô mới và làm lành cách mạch máu.
Vitamin C có rất nhiều trong tự nhiên, đặc biệt là rau, củ và trái cây hoặc thực phẩm chức năng chứa C. Tuy nhiên, khi chế biến hãy cẩn thận với thành phần này vì nó rất dễ bị bốc hơn khi gặp nhiệt độ cao.
Thức ăn giàu Vitamin A
Bên cạnh Vitamin C, Vitamin A cũng có những chức năng tương tự. Vitamin A chống sự oxy hóa trên da và là thành phần cần thiết giúp chữa lành vết thương hở. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng vào Vitamin A sẽ khiến cơ thể gặp một số tình trạng như: chóng mặt, đau đầu, nhức mỏi và buồn nôn.
Nhóm thực phẩm giàu Protein
Protein giúp cơ thể được hoàn thiện và lấp đầy những vết thương bằng cách tái tạo tế bào da mới, tăng sinh collagen dưới da. Việc bị thương nhưng cơ thể thiếu Protein sẽ khiến vết thương lâu lành.
Nhưng cũng không nên quá làm dụng vào các loại thực phải giàu Protein vì sẽ gây ra tác dụng ngược. Chỉ nên ăn một lượng vừa đủ mỗi ngày với các loại thực phẩm như: các loại đậu, thịt (trừ gà, hải sản, bò, chó), sữa….
Những loại thức ăn giàu kẽm
Vitamin A và kẽm là 2 chất duy trì hệ miễn dịch cho cơ thể. Không những vậy, kẽm còn là nguyên tố vi lượng, là điều kiện cần để cơ thể có thể tổng hợp được Vitamin và kích thích sản sinh collagen, làm lành vết thương.
Lượng kẽm khuyên nên nạp vào cơ thể mỗi ngày là 15 – 50 mg. Một số loại thực phẩm chứa nhiều kẽm như: bánh mì, ngũ cốc, các loại hạt…
Việc cung cấp đúng loại thực phẩm, và thực hiện đúng danh sách “vết thương hở kiêng ăn gì?” sẽ giúp quá trình chữa lành vết thương được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, tạo sự liên kết mô mạnh mẽ, không nhiễm trùng, không để lại sẹo lồi hay vết thâm.
Trong trường hợp vết thương nặng do phẫu thuật, hãy nghe theo hướng dẫn của bác sĩ về việc kiêng cữ trong cuộc sống để chăm sóc vết thương một cách tốt nhất.
Dạy Học Phun Xăm hy vọng với những thông tin xoay quanh vấn đề “vết thương hở kiêng ăn gì?” được chia sẻ trong bài viết sẽ bổ ích với người đọc. Việc áp dụng đúng cách sẽ giúp vết thương không để lại sẹo hay rủi ro về sau này. Vậy nên, cố gắng chăm sóc bản thân mình thật tốt, đồng thời hãy cùng chia sẻ những kiến thức bổ ích này đến với những người xung quanh mình nhé.
Bình luận website