Phun môi là kỹ thuật sử dụng kim di để đưa màu mực vào lớp thượng bì giúp bạn có được đôi môi tươi tắn bền lâu mà không cần dùng son. Nhiều khách hàng khi xảy ra tình trạng phun môi bị mưng mủ thì rất lo lắng.
Không biết nguyên nhân nào gây nên tình trạng này? Phải xử lý ra sao nếu môi mưng mủ sau khi phun? Tất cả sẽ được Dạy Học Phun Xăm giải đáp trong bài viết này bạn nhé!
Hiện tượng môi bị mủ và sưng sau khi xăm
Xăm môi được cho là phương áp làm đẹp an toàn hàng đầu. Đặc biệt là thời kỳ hiện nay, sự hiện đại của máy móc và công nghệ xăm đã tối ưu toàn bộ nhược điểm.
Tuy nhiên, trên thực tế, xăm môi là cách tác động trực tiếp lên lớp biểu bì da nên sẽ có những phản ứng nhất định được biểu hiện ra. Vậy sự thật đằng sau những hình ảnh đó là gì?
- Môi bị sưng sau khi xăm là hiện tượng bình thường
Chúng ta biết rằng, khi xăm môi, người thợ sử dụng một đầu kim nhọn tác động trực tiếp lên môi. Kèm theo đó là sử dụng một lượng màu nhất định để đưa vào lớp biểu bì của da. Điều này giúp cho lớp màu này bám trực tiếp lên da. Sự tác động đột ngột này vô tình khiến da bị tổn thương và phản ứng lại bằng cách sưng lên.
Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Môi sẽ sưng lên từ lúc bắt đầu quá trình xăm và sẽ sưng nhiều hơn trong 1 đến 2 ngày sau. Tuy nhiên, chị em đừng quá lo lắng. Vết sưng sẻ giảm bớt và môi sẽ hoàn toàn bình thường trở lại trong giai đoạn bắt đầu lên màu.
Việc mà những người xăm môi cần thực hiện lúc này là bảo vệ đôi môi thật cẩn thận. Tuân thủ đúng lời dặn của chuyên viên. Kiêng cữ đúng cách để tránh nhiễm trùng môi. Bởi lúc môi sưng là thời điểm dễ bị nhiễm trùng nhất. Kết quả xăm môi có đúng như ý hay không chính là do bước này quyết định.
- Môi bị mủ sau khi xăm báo hiệu quá trình xăm môi bị hỏng
Trong trường hợp môi không trở về mức bình thường sau 1 – 2 ngày sưng lên, chứng tỏ quy trình xăm môi đã bị hỏng. Lúc này, trạng thái của môi đã chuyển qua giai đoạn nhiễm trùng. Tùy vào cơ địa mà mức độ nhiễm trùng nặng nay nhẹ. Thông thường, hiện tượng môi bị mưng mủ là dấu hiệu phổ biến nhất.
Lúc này, đôi môi xuất hiện những mọng nước nhỏ, chứa mủ bên trong. Qua một thời gian ngắn, dịch mủ vàng bắt đầu chảy ra liên tục. Người xăm môi sẽ cảm nhận được những cơn đau nhẹ. Hơn thế, cảm giác khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt khiến họ vô cùng phiền toái.
Một sự thật đáng tiếc, nếu xảy ra tình trạng này, môi xăm của bạn đã bị hỏng. Môi sẽ không lên màu. Thậm chí, nếu tình trạng nhiễm trùng nặng, bạn sẽ phải can thiệp bằng thuốc để khắc phục tình trạng này. Khi quá trình chữa trị không được tiến hành đúng cách, hậu quả về mặt thẩm mỹ sau này là không thể tránh khỏi.
- Môi hỏng có nguyên nhân từ đơn vị thực hiện
Trường hợp xăm môi bị hỏng, kết quả là môi không lên màu và nặng hơn là bị nhiễm trùng do nhiều nguyên nhân gây ra. Trước hết, có thể kể đến yếu tố xuất phát từ đơn vị thực hiện. Khi cơ sở làm đẹp sử dụng công cụ xăm kém chất lượng. Màu mực “dỏm”, mực “giả” cũng sẽ khiến cho việc xăm môi bị mủ, nhiễm trùng.
Tiếp đó, khi kỹ thuật của người thực hiện không tốt, đi đường kim quá mạnh, quá sâu cũng sẽ gây ra hiện tượng này. Bởi lẽ thông thường, khi xăm môi, đường kim đi rất nhẹ. Hơn thế, kim chỉ tiếp xúc lớp biểu bì da nên không hề gây đau hay khó chịu.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, người thợ không đảm bảo được yếu tố vệ sinh sạch sẽ. Họ không vệ sinh khử trùng kim xăm. Điều này dẫn đến khả năng gây nhiễm trùng rất cao.
- Môi hỏng do cá nhân người thực hiện không biết cách chăm sóc
Thứ hai, nguyên nhân gây ra hiện tượng phun môi bị mưng mủ bắt nguồn chính từ người đến xăm môi. Đôi khi họ quá chủ quan trong vấn đề vệ sinh hoặc kiêng cữ thức ăn. Từ đó dẫn đến cơ thể phản ứng ngược lại, khiến vết thương trên môi bị nhiễm trùng.
Đặc biệt, một số ít trường hợp là do cơ địa. Cơ thể của họ mẫn cảm và dị ứng với màu mực, khiến cho kết quả xăm không như ý muốn. Nặng hơn là dẫn đến trường hợp dị ứng toàn thân.
Nguyên nhân khiến phun môi bị mưng mủ
Có 4 nguyên nhân chính gây ra tình trạng phun môi bị mưng mủ:
- Phun môi bị mưng mủ do sử dụng kỹ thuật lạc hậu
Đây là lý do hàng đầu dẫn đến phun môi bị mưng mủ. Hiện nay một số trung tâm phun môi vẫn còn sử dụng công nghệ cũ, với đầu kim to thô. Vì vậy mà khi thực hiện phun môi chuyên viên gặp rất nhiều khó khăn.
Tác động đầu kim lên da môi quá mạnh đã làm cho lớp biểu bì môi bị tổn thương diện rộng và sâu. Từ đó tạo nên những vết thương hở gây nhiễm trùng, sưng, nổi mụn nước và đau rát.
- Dùng mực phun dỏm, kém chất lượng để phun môi
Nhằm giảm chi phí đầu ra, một số trung tâm thiếu uy tín đã sử dụng mực phun giá rẻ, không rõ nguồn gốc để phun môi. Điều này vừa làm cho màu môi lên kém chuẩn, vừa ảnh hưởng đến sự an toàn của môi sau khi phun.
Những loại mực phun lẫn tạp hóa chất sẽ làm cho môi xỉn màu và nhiễm trùng. Từ đây gây nên hiện tượng phun môi bị mưng mủ.
- Không sát trùng thiết bị trước khi phun môi
Sẽ rất nguy hiểm khi bạn phun môi ở những địa điểm dùng chung thiết bị hoặc không sát trùng thiết bị. Quy trình phun môi không đạt chuẩn, không đảm bảo vệ sinh chính là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập qua đường kim di gây nhiễm trùng môi và mưng mủ.
- Không thực hiện đúng chế độ kiêng cữ cũng khiến phun môi bị mưng mủ
Ngoài những tác nhân kể trên thì đây cũng là yếu tố chủ quan dẫn đến tình trạng: môi thâm, nhiễm trùng, mưng mủ, mọc mụn nước.
Chẳng hạn như ăn đồ nếp, những món gây sẹo như thịt bò, gà, hải sản sau khi phun môi. Hoặc khách hàng không vệ sinh môi sạch sẽ, thường xuyên ăn đồ nóng, thức khuya, dùng rượu bia… sẽ làm giảm chất lượng màu môi. Thậm chí làm cho môi bị nhiễm trùng, đau rát kéo dài.
Liệu việc xăm môi bị mủ có nguy hiểm?
Xăm môi không hề gây ra nguy hiểm nào đến sức khỏe hoặc tính mạng. Tuy nhiên, biến chứng của xăm môi thì có thể để lại những hậu quả không mong muốn về mặt thẩm mỹ. Đặc biệt, việc xăm môi bị mủ chỉ thực sự gây ra nguy hiểm khi người đó không chữa trị kịp thời và không biết cách bảo vệ môi.
Những biến chứng của việc xăm môi hỏng có thể là: để lại sẹo vĩnh viễn; Viêm da phần môi; Môi thâm và không thể sử dụng mỹ phẩm; Lệch môi… Do đó, để tránh những biến chứng nặng nề, nên có một kiến thức đúng về việc chăm sóc môi sau khi phun xăm.
Làm thế nào khi bị mưng mủ do phun môi?
Sau đây là một số hướng xử lý khi xảy ra hiện tượng phun môi bị mưng mủ:
Khi phun môi bị sưng hoặc nhiễm trùng nhẹ
Nếu thấy môi bị sưng nhẹ hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn hãy dùng nước muối sinh lý (có bán tại các Hiệu thuốc Tây) để vệ sinh môi hàng ngày. Tiếp đó dùng thuốc mỡ bôi chuyên dụng giúp giảm sưng.
Nếu qua 2 ngày vẫn không phục hồi, bạn hãy chủ động đến địa chỉ phun môi để được tư vấn giải pháp điều trị kịp thời.
Khi phun môi bị mưng mủ và nổi mụn nước, sưng rộp
Trước hết, bạn cũng vệ sinh bằng nước muối sinh lý sạch sẽ hàng ngày. Bôi Acyclovir theo chỉ dẫn từ chuyên viên phun môi. Đồng thời đến cơ sở phun môi để được hỗ trợ giải pháp hoặc vào bệnh viện để được bác sĩ thăm khám điều trị.
Khi môi thâm, không lên màu
Trường hợp môi thâm không lên màu là khá phổ biến. Do vậy bạn hãy bình tĩnh, sử dụng dưỡng kích màu và bổ sung cho cơ thể nhiều nước, dưỡng chất trong 1-2 tuần đầu. Nếu sau 2 tháng vẫn không cải thiện, bạn nên đi dặm lại màu môi nhé!
Một số loại kháng sinh giúp giải quyết tình trạng mưng mủ hoặc chảy nước khi phun môi
Phun môi bị mưng mủ là dấu hiệu cho thấy môi đã bị nhiễm trùng. Ngay khi phát hiện bạn có thể sử dụng một số loại kháng sinh viêm nhẹ và phổ biến theo chỉ định bác sĩ như: acyclovir, alphachoay hay cephalexin. Đây là những loại thuốc kháng sinh khá an toàn và được bán rộng rãi nên bạn cứ yên tâm sử dụng mà không lo tác dụng phụ.
Còn trong trường hợp môi bị chảy nước bạn làm theo hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc. Sau 5-7 ngày, môi bạn sẽ bắt đầu đóng vảy. Lúc này môi sẽ có cảm giác hơi ngứa ngáy và mất thẩm mỹ. Nhưng bạn đừng tự ý bóc vảy, hãy để nó bong tự nhiên, tránh bị sẹo về sau.
Một số lưu ý sau khi phun môi:
- Kiêng cữ các món dễ gây phù nề, sẹo hay mưng mủ như: đồ nếp, thịt gà, lòng trắng trứng, đồ tanh, đặc biệt là đồ cay nóng.
- Tránh ăn các món làm cho môi lên màu không đều như đồ uống chứa cồn như bia, rượu và cà phê .
- Không để môi tiếp xúc với bụi bẩn, ánh nắng mặt trời.
- Không tác động mạnh vào vùng môi vì sẽ gây tổn thương nặng nề, không đưa tay lên môi khi chưa vệ sinh kỹ càng.
Bí quyết để không gặp phải trường hợp môi bị mủ sau khi xăm
Để tránh trường hợp xăm môi bị mủ dẫn đến những hậu quả nặng nề, Seoul Academy bật bí đến bạn những bí quyết hay về vấn đề này. Chắc chắn rằng, đôi môi của bạn sẽ có màu sắc tự nhiên và thật đẹp sau khi tiến hành phương pháp phun xăm.
- Lựa chọn cơ sở xăm môi chất lượng, chuyên viên có tay nghề cao;
- Tìm hiểu rõ thành phần của màu mực để đảm bảo rằng bạn không dị ứng với chúng;
- Kiểm tra rõ nguồn gốc xuất xứ của máy móc, thiết bị và màu mực trước khi xăm;
- Thực hiện đúng lời dặn dò của chuyên viên sau khi quá trình phun xăm được hoàn thành;
- Giữ gìn vệ sinh thật kỹ càng, tránh sử dụng mỹ phẩm hoặc các hóa chất khác. Tuyệt đối không để chất động hại vướng vào môi trong quá trình bong da;
- Khi có dấu hiệu mưng mủ hoặc môi không hết sưng, báo ngay với cơ sở thực hiện để được theo dõi tình trạng. Ngoài ra, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị ngay nếu có xảy ra biến chứng.
Cách nhận biết môi bị mưng mủ do nhiễm trùng, cảnh báo các trường hợp nguy hiểm
Nếu bạn đã chăm sóc và tuân theo lời tư vấn của chuyên viên nhưng vẫn gặp những dấu hiệu sau đây thì cần liên hệ với bác sĩ gấp. Khi phát hiện và liên hệ càng sớm thì khả năng được điều trị lành hoàn toàn sẽ hiệu quả hơn. Đồng thời, với việc nhiễm trùng ở môi có thể để lại những hậu quả liên quan về mặt thẩm mỹ. Chính vì vậy, sau khi phun xăm xong, bạn cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của chuyên viên. Ngoài ra, bạn cũng cần để ý, quan sát từng thay đổi nhỏ ở vùng da phun xăm và toàn thân để nhận biết các dấu hiệu bất thường:
Sưng tấy
Dấu hiệu ở giai đoạn đầu và dễ để bạn quan sát thấy chính là bị sưng tấy. Bên cạnh sưng tấy, nó còn xuất hiện những mẩn đỏ trông khá sợ. Tuy nhiên, việc bị sưng tấy ở 1 đến 2 ngày đầu sau khi xăm xong là một hiện tượng tự nhiên.
Nếu bạn thấy môi mình bị sưng tấy trong khoảng thời gian này thì khoan đã lo lắng. Đợi đến 1,2 ngày sau mà hiện tượng sưng tấy không giảm bớt thì cần cảnh giác ngay. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho biết việc môi đã bị nhiễm trùng.
Dịch chảy ở môi
Dịch chảy sau khi phun xăm khác với việc nước mô tiết ra. Để tránh nhầm lẫn hai hiện tượng này, bạn cần biết rằng nước mô chảy không nhiều và không có chất nhầy như dịch.
Đồng thời, với nước mô, hiện tượng chảy này sẽ càng ngày càng giảm và sẽ đứt chỉ khoảng từ 3 đến 4 ngày. Ngược lại, với dịch chảy bất thường, chất dịch sẽ nhờn hơn rất nhiều. Ngoài ra, chất dịch cũng có mùi hôi khá khó chịu.
Môi bị bầm tím
Hiện tượng bầm tím được xem là dấu hiệu nặng nề nhất khi nhắc đến việc phun xăm bị mưng mủ. Khi xuất hiện dấu hiệu này thông thường, bạn đã trải qua hai dấu hiệu ở trên la sưng tấy và dịch chảy.
Khi môi bị bầm tím, cơ thể bạn sẽ thấy đau và vô cùng khó chịu. Nếu bạn gặp hiện tượng này tầm từ 5 đến 7 ngày nhưng không hề giảm bớt thì cần liên hệ với spa và bệnh viện ngay lập tức.
Qua bài viết vừa rồi, Dạy Học Phun Xăm đã giải đáp cho bạn những nguyên nhân gây nên hiện tượng phun môi bị mưng mủ và một số giải pháp xử lý ngay tại nhà. Để hạn chế những biến chứng khi phun môi bạn nên chọn thương hiệu có uy tín và kinh nghiệm lâu năm.
Hiện nay phun môi đang là 1 dịch vụ mũi nhọn của Seoul Spa được đông đảo chị em tin dùng.
Với đội ngũ chuyên viên được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm, dịch vụ phun môi tại Seoul Spa đảm bảo đúng quy trình theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt chúng tôi luôn có chế độ bảo hành cho khách hàng khi phun môi.
Trang thiết bị hiện đại và màu mực cao cấp có xuất xứ rõ ràng sẽ mang đến cho bạn đôi môi quyến rũ với màu môi đúng chuẩn. Hãy ghé Seoul Spa để được tư vấn cụ thể về dịch vụ phun môi nhé!
Bài viết liên quan:
- Sau khi phun môi bị nứt có sao không? Cách phòng môi nứt nẻ
- Phun môi phồng rộp là do đâu? Cảnh báo nguy hiểm và điều trị
Bình luận website