Việc chăm sóc môi sau khi phun rất quan trọng để quyết định môi có lên đúng màu hay không. Ngoài ra, bảo vệ môi tốt còn tránh gây nhiễm trùng và không gặp phải hậu quả không đáng có. Vậy hãy cùng khám phá bôi thuốc mỡ Tetracyclin sau khi xăm môi có tốt hay không nhé!
Tìm hiểu về thuốc mỡ và tác dụng của thuốc mỡ
Thuốc mỡ Tetracyclin là một loại thuốc bôi kháng sinh được dùng để trị và ngăn chặn các loại vi khuẩn. Cụ thể, loại thuốc này có thể điều trị nốt mụn trứng cá và viêm kết mạc do nhiễm trùng,…
Ngoài ra, thuốc mỡ Tetracyclin kháng sinh còn có thể điều trị nứt, nẻ trên da rất tốt. Vì đây là loại thuốc an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng nên nó rất được tin dùng bởi các trung tâm thẩm mỹ.
Bôi thuốc mỡ Tetracyclin sau khi xăm môi là hành động cần thiết
Trong thuốc mỡ, phần lớn đều là các chất béo, dược chất tốt để chăm sóc cho những vết trầy, xước. Khi bôi vào những vết xước này, thuốc mỡ sẽ hỗ trợ đẩy nhanh quá trình liền niêm mạc, hồi da non. Nhờ vậy, những nguy cơ gây sẹo, gây thâm sẽ được giảm đi một cách hiệu quả.
Do đó, bôi thuốc mỡ Tetracyclin sau khi xăm môi là việc nên làm để giúp môi mau lành hơn. Hơn nữa, nó sẽ bảo vệ môi và hỗ trợ cho màu môi được lên chuẩn nhất khi hồi phục. Nhưng bạn lưu ý nên sử dụng theo liều và loại thuốc mỡ được nhân viên chỉ định. Việc tự ý dùng sai loại thuốc có thể dẫn đến hậu quả không tốt cho bờ môi của bạn.
Bôi thuốc mỡ đúng cách sau khi xăm môi
Để quá trình hồi phục của môi được diễn ra hiệu quả, bạn nên tìm hiểu về cách bôi thuốc mỡ chính xác. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng thuốc mỡ với nhiều tác dụng và lợi ích khác nhau. Không phải loại thuốc nào cũng có thể dùng để bôi và bảo vệ môi sau khi xăm.
Do đó, việc tìm mua đúng loại thuốc là rất quan trọng đối với bờ môi của bạn. Hãy cùng tham khảo ngay các hướng dẫn về thuốc mỡ dành cho môi xăm để giúp cho bờ môi được hồi phục đúng cách.
Thuốc mỡ Tetracyclin – phù hợp với nhiều loại cơ địa
Thuốc mỡ Tetracyclin là loại thuốc mỡ được khuyến khích sử dụng và được tin dùng bởi các trung tâm thẩm mỹ. Kháng sinh của loại thuốc này không những rất tốt mà còn vô cùng phù hợp với những vết thương như xăm môi, xăm mày.
Có nhiều khảo sát chứng minh rằng phần lớn chị em sau khi phun môi đều bị sưng, phồng, ngứa. Việc này xảy ra là vì khách hàng đã không chăm sóc môi kỹ và sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho môi. Do đó, tiến hành bôi thuốc mỡ Tetracyclin sau khi xăm môi sẽ hỗ trợ giảm những vấn đề này.
Cách bôi thuốc mỡ hiệu quả
Không chỉ thuốc mỡ, bất cứ sản phẩm nào bạn dùng bôi lên môi cũng cần phải đúng liều lượng. Hãy học ngay các bước bôi thuốc mỡ Tetracyclin sau khi xăm môi
- Bước 1: Bạn hãy vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng môi bằng nước muối sinh lý. Tuyệt đối không nên rửa bằng nước vòi hoặc nước lọc vì có thể khiến môi lâu lành hơn.
- Bước 2: Làm sạch tay, khuyến khích dùng găng tay y tế để tránh gây nhiễm khuẩn làm môi bị nhiễm trùng.
- Bước 3: Lấy một lượng thuốc mỡ vừa đủ ra đầu ngón tay, thực hiện thoa đều lên môi và giữ nguyên. Vì thuốc mỡ sẽ thấm vào da và thực hiện bảo vệ môi nên bạn sẽ không cần phải rửa lại.
Để môi mau lành và có kết quả tốt, bạn hãy sử dụng thuốc mỡ ít nhất 2 lần một ngày. Như vậy sẽ giúp cho việc bong vảy trên môi được diễn ra nhanh hơn. Lưu ý, sau khi bôi thuốc thì bạn không nên để thứ gì chạm vào môi trong khoảng 30 phút.
Những thực phẩm nên và không nên ăn trong quá trình phục hồi
Ngoài việc bôi một lớp bảo vệ cho môi, có những thực phẩm bạn cần phải kiêng để chăm sóc từ bên trong. Bên cạnh đó, việc kiêng cữ cũng rất cần thiết để không làm cho môi bị thâm, không đều màu.
Không ăn thịt bò, thịt gà và hải sản, nếp,…
Trong khoảng ít nhất 1 tháng sau khi xăm môi, bạn tuyệt đối không nên ăn các món từ thịt bò, thịt gà, hải sản. Ngoài ra, rau muống, trứng và gạo nếp cũng là những thực phẩm bạn không nên sử dụng.
Bên cạnh đó, những loại thức uống có ga, chất thích kích cũng sẽ tác động xấu đến môi sau khi xăm. Do đó, bạn hãy nhớ kiêng cữ thật cẩn thận để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc cho bờ môi.
Uống nhiều nước dừa, nước dứa
Ngoài các thực phẩm không nên ăn thì bạn nên chú ý bổ sung nhiều nước dứa và nước dừa. Hai loại nước này sẽ hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho môi, giúp môi của bạn được lên màu chuẩn.
Sử dụng son dưỡng môi không màu
Son dưỡng môi là một loại mỹ phẩm chăm sóc có tác dụng gần giống với thuốc mỡ. Do đó, việc bôi thuốc mỡ Tetracyclin sau khi xăm môi bạn có thể
thay thế bằng son dưỡng.
Khi nào nên bôi thuốc mỡ?
Tuy thuốc mỡ có nhiều tác dụng cũng như lợi ích và rất cần thiết sau khi xăm môi. Tuy nhiên, nên sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, đúng liều để đảm bảo an toàn.
Cơ chế hoạt động của thuốc mỡ không chỉ có tác dụng ngoài da, mà còn có thể ngấm vào da, có thể gây ảnh hưởng đến sự bài tiết cũng như tuần hoàn của da.
Vì vậy mà cần hết sức cẩn thận khi sử dụng, chỉ nên bôi một lớp mỏng nhẹ đã được chỉ định.
Chị em sau khi phun xăm môi hay sau khi môi đã lành hoàn toàn thì không nên bôi thuốc mỡ Tetracyclin, việc làm dụng kháng sinh sẽ gây ra hiện tượng đề kháng lại kháng sinh.
Chỉ nên bôi thuốc mỡ để làm ẩm môi, giữ môi không bị khô hoặc sử dụng khi môi không may nhiễm trùng sau khi phun xăm, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng để bạn sử dụng.
Loại thuốc mỡ sử dụng sau khi phun xăm
Có nhiều dòng thuốc mỡ chị em có thể sử dụng sau khi phun xăm, bạn nên chọn sản phẩm dịu nhẹ với làn da để tránh kích ứng.
Thuốc mỡ Tetracyclin 1%
Là dòng thuốc mỡ phổ biến nhất hiện nay, thành phần dịu nhẹ, cấp ẩm nhẹ nhàng cho da. Sử dụng được cho cả môi và chân mày sau khi phun xăm, giảm giác sưng đỏ, rát.
Dexpanthenol 5%
Thuốc bôi mỡ giúp làm dịu da và cải thiện tình trạng khô, nứt nẻ sau khi phun xăm, loại này cũng được nhiều chị em ưa chuộng.
Thuốc Acyclovir
Thuốc Acyclovir cũng thông dụng khi sử dụng cho môi sau khi phun xăm, giúp giảm đau rát, tránh viêm nhiễm, khô da. Thuốc cũng được khuyên dùng cho những ai gặp vấn đề về da do virus gây ra.
Vaseline
Vaseline tuy không phải là thuốc nhưng cũng được ưa chuộng để giúp làm mềm môi và cấp ẩm sau khi phun xăm. Đây cũng là sản phẩm an toàn và rất nhẹ với làn da, tránh sử dụng với những làn da bị nhiễm trùng.
Các loại thuốc mỡ hiện nay đều có tác dụng làm lành vết thương, thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm mềm da và có giá bán khá rẻ trên thị trường. Tuy nhiên, lời khuyên là không nên tự ý sử dụng và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng thuốc.
Sau khi tìm hiểu hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc “Có nên bôi thuốc mỡ Tetracyclin sau khi xăm môi không?”. Bạn hãy chăm sóc môi bằng thuốc mỡ và những thực phẩm hợp lý để được kết quả tốt nhé! Dạy Học Phun Xăm chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan:
- Cách bôi Acyclovir sau phun môi bị thâm, ngừa nhiễm trùng
- Bôi dầu dừa sau khi phun môi được không? Bao lâu có thể bôi
- Xăm môi xong có bôi được mật ong không? Công dụng mật ong
- Có nên bôi vaseline sau khi xăm môi và chân mày hay không?
- Sau khi xăm môi nên bôi thuốc gì để phục hồi và nhanh bong
Bình luận website