Nếu trước đó bạn không may phun môi ở một địa chỉ không tên tuổi, kém uy tín và chất lượng với mức giá rẻ. Sau đó qua những lời đồn về biến chứng thẩm mỹ khiến bạn lo lắng về kết quả phun môi.
Nếu vậy hãy cùng Dạy Học Phun Xăm xem ngay dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng dưới bài viết này để sớm nhận biết và khắc phục kịp thời hậu quả nếu có nhé.
Nguyên nhân phun môi bị nhiễm trùng
Phun môi bị nhiễm trùng là một trong những biến chứng thường bắt gặp nhất và cũng là nỗi lo sợ kinh điển của nhiều người. Mặc dù ngày nay những trường hợp phun môi bị nhiễm trùng rất ít khi xảy ra, tuy nhiên không hẳn là không.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc phun môi bị nhiễm trùng dưới đây:
Thao tác sai kỹ thuật
Trường hợp này chỉ xảy ra ở một số cơ sở phun môi có thợ làm nghề mới tay, kỹ thuật không chắc và kiến thức non trẻ.
Do đó, khi thợ phun môi xâm lấn quá mức độ cho phép, xâm lấn sai vị trí, sai kỹ thuật sẽ không những khiến cho kết quả phun môi xấu xí mà còn tổn thương nghiêm trọng đến môi.

Các tế bào khi bị thương tổn không đúng cách sẽ phản ứng kích ngược lại với những tác động bên ngoài. Bạn có thể kiểm chứng điều này qua biểu hiện môi chảy nhiều máu, đau hơn và sưng đỏ, thậm chí là mưng mủ, làm độc sau vài ngày.
Do đó, tuy phun môi gồm những kỹ thuật rất đơn giản nhưng đòi hỏi phải đúng, phải chắc tay thì mới đảm bảo độ an toàn và kết quả thẩm mỹ.
Dụng cụ phun môi không được sát trùng
Thông thường, những trường hợp nhiễm trùng khi phun môi đều liên quan đến dụng cụ phun môi. Những dụng cụ này được sử dụng lặp lại cho nhiều người nếu không được sát trùng sạch sẽ trước đó thì sẽ có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm qua máu.
Ngoài ra, vi khuẩn cũng thông qua con đường đó xâm hại đến môi, thêm việc môi bị thương tổn khi phun sẽ khiến môi bị nhiễm trùng. Vì vậy bạn nên lựa chọn một địa chỉ uy tín để phun môi nhằm đảm bảo về mức độ vệ sinh, đem lại một kết quả tốt nhất và an toàn cho bản thân nhé.
Chăm sóc môi sau phun
Nguyên nhân khiến môi bị nhiễm trùng này không xuất phát từ việc xăm môi kém chất lượng, mà do bạn chăm sóc môi phục hồi sau khi phun không đảm bảo.
Bạn không vệ sinh tốt cho môi, không kiêng cữ, tác động mạnh đến vết thương hoặc tùy ý sử dụng các chất lên môi sẽ khiến môi bị nhiễm trùng.
Vì vậy, không hẳn phun môi bị nhiễm trùng đều là do tay nghề của thợ mà đôi khi nguyên nhân nằm ở chính sự chăm sóc sau phun xăm của bạn đấy nhé.

Qua những nguyên nhân trên có thể thấy có đến khoảng 80% môi bị nhiễm trùng là do bạn phun môi ở địa chỉ kém uy tín và chất lượng. Vì vậy hãy tìm hiểu và lựa chọn chính xác, kỹ lưỡng để không phải lo lắng, hối hận về kết quả.
Đồng thời, nếu bạn quyết định làm đẹp thì hãy đầu tư thật tốt, thực hiện chăm sóc vết thương theo đúng chỉ định của bác sĩ để có kết quả thẩm mỹ hài lòng nhất nhé.
Dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng
Sau đây là một vài dấu hiệu rõ rệt để bạn nhận biết xem môi phun có bị nhiễm trùng hay xảy ra biến chứng gì không để sớm khắc phục hậu quả nhé.
Môi sưng lâu ngày
Sau khi phun môi thì khoảng 3-5 ngày đầu môi sẽ có hiện tượng sưng, đau nhức nhẹ và sau đó sẽ hết.
Tuy nhiên nếu bạn quan sát thấy môi sưng hơn 5 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, ngược lại ngày càng sưng to, đau nhức nhiều hơn thì chắc chắn 99% là môi của bạn đã bị nhiễm trùng rồi đấy.
Nếu bạn đang lo sợ về kết quả thì hãy kiểm chứng bằng cách đối chiếu dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng này để an tâm hơn nhé.
Môi lên mụn nước
Môi lên mụn nước sau khi phun là một trường hợp khá phổ biến, có thể bị kích ứng một vài ngày đầu nhưng cũng có thể là dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng. Nếu môi nổi mụn nước thông thường mà bạn chăm sóc tốt, vệ sinh tốt sau vài ngày sẽ khắc phục được tình trạng này.

Tuy nhiên, nếu mụn nước ngày càng nhiều, kèm theo triệu chứng đau rát và lên mủ bên trong thì chứng tỏ môi của bạn đã bị nhiễm trùng. Bạn nên sớm tìm đến bác sĩ để chữa trị và xử lý kịp thời hậu quả xảy ra nhé.
Môi đau nhức, bầm tím
Dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng này rất ít khi xảy ra và khó nhận biết vì đây là trường hợp nhiễm trùng bên trong, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây hoại tử, khuyết tật môi.
Đối với trường hợp này, nếu bạn quan sát, cảm nhận khoảng 1 tuần đến 10 ngày mà môi vẫn còn rất đau, tức khi cử động nhưng không sưng mà chỉ bầm, sẫm màu, chưa bong tróc.
Nếu bạn phun môi có đủ những dấu hiệu này thì chứng tỏ môi đã bị nhiễm trùng bên trong, bị hoại tử trong tế bào. Biến chứng này rất nguy hiểm vì vậy bạn nên theo dõi sát xao dấu hiệu này để khắc phục sớm nhất có thể, phòng tránh được hậu quả khôn lường về sau nhé.
Phun môi bị nhiễm trùng xử lý như thế nào?
Khi nhận thấy các dấu hiệu quả phun môi bị nhiễm trùng như trên, bạn không nên quá lo lắng, hoảng loạn mà hãy bắt tay vào xử lý đúng cách để chữa trị kịp thời cho đôi môi.
Nếu môi sưng và nhiễm trùng nhẹ
Khi gặp trường hợp môi nhiễm trùng ở mức độ nhẹ, môi không sưng hoặc sưng nhẹ thì bạn nên thực hiện sát trùng môi với nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch, làm dịu vùng môi nhiễm trùng, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn. Từ đó giảm sưng môi và cải thiện vùng nhiễm trùng hiệu quả sau 2 ngày thực hiện.
Khi thực hiện sát trùng, lưu ý rửa tay thật sạch, đồng thời dùng bông sát trùng để thấm dung dịch nước muối lên môi, tuyệt đối không dùng tay chạm trực tiếp lên vùng nhiễm trùng. Nếu cảm giác môi sưng khiến bạn khó chịu, có thể dùng khăn sạch bọc đá viên và chườm lạnh tại khu vực sưng môi trong 10 phút để giảm sưng cũng như giảm đau hiệu quả.
Khi môi nổi mụn nước sau phun
Phun môi bị nổi mụn nước là một dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng nghiêm trọng bởi vi khuẩn. Trong trường hợp này, trước tiên bạn vẫn nên áp dụng cách vệ sinh môi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý. Đồng thời, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc uống và thuốc bôi Acyclovir đặc trị cho tình trạng nổi mụn nước sau phun môi.

Khi thực hiện điều trị bằng Acyclovir, bạn nên ghi nhớ liều lượng và thực hiện đúng, đủ theo lời dặn của bác sĩ. Sử dụng thuốc trong 3 – 5 ngày cho tới khi môi lành lại. Ngoài ra, khi bôi thuốc, lưu ý chỉ bôi phần môi cần trị liệu, tránh bôi quá rộng khiến mụn nước lan sang các vùng môi lành.
Trường hợp môi bị đau nhức, bầm tím
Để xử lý tình trạng môi bị đau nhức, bầm tím sau khi phun, bạn có thể áp dụng các cách sau đây:
- Uống thuốc giảm đau: uống thuốc giảm đau, kháng viêm để làm giảm phản ứng sưng viêm, đau nhức và tụ máu sau khi phun môi. Một số loại thuốc bạn có thể sử dụng trong trường hợp này như Acyclovir, Cephaxilin, Alphachoay… Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc giảm đau, chỉ uống thuốc trong khoảng 3 – 5 ngày và dừng lại khi tình trạng đã được cải thiện.
- Chườm đá: chườm đã là cách thức chữa cháy hữu hiệu để giảm đau và đánh tan máu bầm ở vùng môi. Hơi lạnh từ đã sẽ làm co mạch máu tại khu vực bầm tím, giảm lưu lượng máu, ngăn cản tụ máu và giảm tình trạng sưng nề sau phun môi.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và dưỡng chất, hạn chế đồ ăn dễ làm môi sưng và đau nhức nhu thịt bò, đồ nếp, rau muống…
Thẩm mỹ phun xăm ra đời để phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của bạn tuy nhiên hãy hiểu biết thật chắc chắn để tránh phải trường hợp thẩm mỹ bị biến chứng.
Ngoài ra, nếu không may phun môi ở một địa chỉ kém chất lượng thì bạn hãy căn cứ vào những dấu hiệu của phun môi bị nhiễm trùng trên về xử lý kịp thời, tránh để lại hệ lụy về sau không thể khắc phục nhé.
Bài viết liên quan:
- Phun môi bị mưng mủ – Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
- Phun môi bị mụn nước xử lý làm sao? Có để lại sẹo không
- Môi bị nhăn sau khi phun | Nguyên nhân và Cách khắc phục
- Sau phun môi bị nổi mụn trắng, nổi hạt trắng phải làm sao
- Sau khi phun môi bị nứt có sao không? Cách phòng môi nứt nẻ
- Phun môi phồng rộp là do đâu? Cảnh báo nguy hiểm và điều trị
- Xăm môi bị rộp uống thuốc gì để môi không bị nhiễm trùng
- Xăm môi bị sưng mấy ngày? Cách làm môi hết sưng sau phun
- Xăm môi bị thâm? Cách khắc phục môi thâm sau khi phun xăm
- Phun môi bị tụ máu bầm có nguy hiểm không và cách điều trị
Bình luận