Mụn rộp ở môi sau khi xăm dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng rất mất thẩm mỹ. Trong thời gian dài, tình trạng này sẽ khiến chị em tự ti về vẻ ngoài của mình. Chính vì thế mà có rất nhiều chị em tò mò xăm môi bị rộp uống thuốc gì.
Bài viết này Dạy Học Phun Xăm sẽ giúp bạn bỏ túi ngay các loại thuốc điều trị mụn rộp môi hiệu quả.
Nguyên nhân khiến môi bị rộp sau khi xăm
Môi bị rộp hay còn gọi là Herpes môi, nghĩa là mụn rộp có chứa chất lỏng bên trong. Các nốt mụn thường xuất hiện ở xung quanh môi, dưới mũi hoặc cằm.
Tình trạng này được xem là bệnh lý lành tính và chỉ nghiêm trọng nếu đối tượng gặp phải là trẻ em, phụ nữ đang cho con bú. Ngoài ra, mụn rộp còn để lại nhiều biến chứng nặng ở người suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh về da.
Trường hợp nổi mụn rộp sau khi xăm nếu không có biện pháp chữa trị sẽ rất nguy hiểm. Nguyên nhân chủ yếu gây nên mụn rộp là do không vệ sinh, chăm sóc môi sau khi xăm.
Mụn nước tích tụ lâu ngày sẽ hình thành mụn mủ, thậm chí là dẫn đến tình trạng lở loét hoặc nhiễm trùng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến màu môi không lên chuẩn, loang lổ gây mất thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, mụn rộp môi xuất hiện còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Với những người đã từng mắc bệnh này thì virut Herpes môi sẽ luôn tồn tại trong dây thần kinh.
Khi cơ thể suy nhược, hệ miễn dịch suy giảm thì loại virus này sẽ hoạt động trở lại gây tổn thương niêm mạc. Chính vì vậy mà bệnh lý này sẽ tái phát nhiều lần trong đời và rất khó để điều trị triệt để.
Tay nghề chuyên viên xăm cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng mụn rộp. Bởi phương pháp này có độ xâm lấn sâu nên chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ gây ra tổn thương nặng nề. Chính vì thế mà bạn nên tìm đến các trung tâm uy tín, chuyên viên chuyên nghiệp để thực hiện xăm môi.
Xăm môi bị rộp uống thuốc gì?
Xăm môi bị rộp uống thuốc gì là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các loại thuốc trị mụn rộp môi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Có rất nhiều loại hỗ trợ điều trị từ đông y đến tây y để bạn lựa chọn. Dưới đây là các loại thuốc trị mụn rộp môi được sử dụng phổ biến nhất:
- Thuốc kháng sinh: Famciclovir, Valacyclovir,… Loại thuốc này có tác dụng rút ngắn thời gian hình thành mụn rộp và hạn chế tái phát. Tình trạng mụn nặng hay nhẹ đều có thể sử dụng ngay khi phát hiện.
- Thuốc giảm đau: Paracetamol,… Tình trạng đau nhức sau khi xăm môi khiến bạn cảm thấy khó chịu. Thêm vào đó là cảm giác ngứa rát khi xuất hiện mụn rộp môi. Lựa chọn thuốc giảm đau giúp bạn cải thiện các triệu chứng này hiệu quả và hỗ trợ quá trình điều trị mụn.
- Thuốc Acyclovir: tác động làm ức chế quá trình hình thành virus Herpes dưới da. Ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại và chống lở loét, nhiễm trùng. Giảm đau, giảm ngứa và hạn chế lan rộng ra các vùng da lân cận.
- Thuốc Nano Bạc: tác dụng làm sạch, kháng khuẩn phù hợp cho nốt mụn lở loét do virus xâm nhập. Dưỡng chất thiên nhiên giúp làm lành vết thương, trả lại đôi môi căng mọng, mịn màng.
- Thuốc Benzosali: hoạt chất giúp làm mềm vùng da bị sưng viêm. Giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy, đau rát trong quá trình bị mụn rộp. Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định trong trường hợp viêm da tiết bã, nấm da, vảy nến,…
- Thuốc Benzac AC: phù hợp với tình trạng mụn từ nhẹ đến trung bình. Thuốc có tác dụng làm sạch bề mặt da, kích thích tốc độ thay tế bào lớp sừng. Phá hủy đến 94% các tác nhân gây mụn rộp ở môi sau khi xăm hiệu quả.
Lưu ý khi điều trị mụn rộp môi sau khi xăm
Khi gặp tình trạng mụn rộp môi sau khi xăm, bạn nên giữ tâm thế bình tĩnh và tìm cách khắc phục an toàn. Để quá trình điều trị mụn rộp đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý các điều sau:
- Luôn giữ cho vùng da mụn được sạch sẽ và tránh các tác động mạnh lên da;
- Không được sờ tay lên vùng mụn lở loét hạn chế việc lây lan sang các vùng da khác;
- Không để môi tiếp xúc với nước trong thời gian đầu sau khi xăm;
- Không tự ý cạy lớp sừng trên da;
- Bôi dưỡng ẩm thường xuyên khi vết mụn đã bong tróc;
- Không nên trang điểm khi tình trạng mụn đang nghiêm trọng;
- Không nên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… trong thời gian điều trị mụn;
- Kiêng ăn thực phẩm cay nóng, rau muống, thịt bò, hải sản,… trong thời điểm sử dụng thuốc;
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh;
- Không để da mụn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, mưa bão, bụi bẩn.
Trên đây là các loại thuốc giúp điều trị mụn rộp môi hiệu quả mà chị em nào cũng nên có. Bỏ túi ngay các sản phẩm này sẽ giúp bạn không còn băn khoăn xăm môi bị rộp uống thuốc gì. Bạn nên kết hợp sử dụng thuốc và các lưu ý trên để môi sau khi xăm lên màu chuẩn, đẹp tự nhiên.
Dạy Học Phun Xăm chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan:
- Phun môi bị mưng mủ – Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
- Phun môi bị mụn nước xử lý làm sao? Có để lại sẹo không
- Môi bị nhăn sau khi phun | Nguyên nhân và Cách khắc phục
- Dấu hiệu phun môi bị nhiễm trùng, hoại tử và cách xử lý
- Sau phun môi bị nổi mụn trắng, nổi hạt trắng phải làm sao
- Sau khi phun môi bị nứt có sao không? Cách phòng môi nứt nẻ
- Phun môi phồng rộp là do đâu? Cảnh báo nguy hiểm và điều trị
- Xăm môi bị sưng mấy ngày? Cách làm môi hết sưng sau phun
- Xăm môi bị thâm? Cách khắc phục môi thâm sau khi phun xăm
- Phun môi bị tụ máu bầm có nguy hiểm không và cách điều trị
Bình luận website