Bầm tím sau phun môi là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên kéo dài, kèm theo sưng đau, mưng mủ mà không có biện pháp xử lý phù hợp thì sẽ khiến màu môi loang lổ rất thẩm mỹ, thậm chí mất thẩm mỹ. Vậy những nguyên nhân nào gây ra tình trạng phun môi bị bầm tím? Và cách xử lý như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết sau đây.
Nguyên nhân phun môi bị bầm tím
Phun môi là kỹ thuật sử dụng bút phun có gắn đầu kim siêu nhỏ để đưa mực vào lớp thượng bì của da, giúp tạo đôi môi căng mọng, màu sắc tươi tắn và cuốn hút ánh nhìn.
So với các kỹ thuật truyền thống, phun môi có nhiều ưu điểm vượt trội như: Khắc phục triệt để mọi tình trạng môi thâm sạm, xỉn màu, thiếu sức sống; hạn chế tối đa tình trạng đau sưng; thời gian thực hiện nhanh chóng; kết quả duy trì ổn định dài lâu.
Mặc dù có kích thước nanomet, song tác động của kim phun cũng sẽ gây ra những vi tổn thương trên bề mặt da và khiến cho môi bị sưng bầm. Đây là hiện tượng bình thường và sẽ hết hẳn sau khoảng 2 – 3 ngày, tùy cơ địa mỗi người. Nhưng trong nhiều trường hợp, phun môi bị bầm tím kéo dài, kèm theo tình trạng mưng mủ. Điều này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như sau:
Do kỹ thuật viên non tay nghề: Khi thực hiện, kỹ thuật viên ấn kim phun quá mạnh, hoặc di chuyển không đều tay, dẫn đến tổn thương sâu ở tầng hạ bì của da, khiến môi bị sưng bầm lâu ngày.
Do thiết bị lạc hậu: Mặc dù được đánh giá là kỹ thuật thẩm mỹ môi an toàn nhất hiện nay, nhưng một số trung tâm sử dụng các loại máy phun lạc hậu với độ rung lớn. Điều này ảnh hưởng đến sự hồi phục vết thương sau này.
Do mực kém chất lượng: Các loại mực vô cơ có pha lẫn tạp chất như thủy ngân, chì, kẽm sẽ khiến môi bị tổn thương nặng nề. Hơn nữa, chỉ sau một thời gian ngắn, màu môi sẽ trở nên loang lổ, thâm sạm hơn trước.
Do cơ địa và chế độ chăm sóc: Một số khách hàng có cơ địa sẹo lồi thì khi phun môi bị bầm tím, sưng đau lâu hơn. Ngoài ra, việc chăm sóc môi, cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng quyết định đến độ hiệu quả, an toàn khi phun môi.
Cách xử lý khi phun môi bị bầm tím
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, khi xăm môi bị bầm tím, bạn có thể xử lý theo một số cách như sau:
Uống thuốc giảm đau, kháng viêm
Một số loại thuốc tây như Cephaxilin 500mg, Alphachoay và Acyclovir 200mg có tác dụng làm giảm phản ứng viêm, giảm sưng đau, phù nề và tụ máu sau phun môi. Nó cũng chứa những hoạt chất có khả năng ức chế sự hoạt động, và tiêu diệt nhiều nhóm vi khuẩn gram âm và gram dương.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng các loại thuốc trên từ 3 – 5 ngày, mỗi ngày 2 viên, khi cảm thấy tình trạng bầm tím thuyên giảm thì ngừng lại. Việc lạm dụng thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như viêm loét dạ dày, táo bón, buồn nôn, thậm chí suy hô hấp cấp.
Chườm đá lạnh
Trên thực tế, phương pháp chườm đá lạnh được chứng minh mang lại hiệu quả rất tốt khi phun môi bị bầm tím. Nhiệt lạnh từ nước đá sẽ làm co mạch máu tạm thời, giảm tuần hoàn máu tại chỗ và tính thấm thành mạch, qua đó giảm tình trạng đau cấp và sưng nề sau khi phun môi.
Để chườm đá lạnh, bạn cần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chọn 4 – 5 viên đá cho vào túi chườm chuyên dụng. Nếu không có túi chườm, bạn có thể cho vào khăn mềm không đổ lông.
Bước 2: Di chuyển túi chườm nhẹ nhàng, liên tục xung quanh môi trong khoảng 10 – 15 phút thì ngừng lại. Lưu ý, tuyệt đối không được để nguyên một chỗ vì dễ khiến môi bị bỏng lạnh.
Bạn có thể thực hiện cách này với tần suất 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 3 tiếng để giúp giảm bầm tím sau phun môi nhanh chóng.
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng là cách xử lý hiệu quả tình trạng bầm tím sau khi phun môi. Bạn cần kiêng những thực phẩm có tính cay nóng, thức ăn nhanh; các thực phẩm có nguy cơ gây ngứa, sẹo lồi như thịt bò, thịt gà, hải sản, rau muống; và bia rượu, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá.
Thay vào đó, hãy tăng cường bổ sung vitamin C từ cam, sữa chua, cà rốt, cà chua, dứa; và các loại rau củ có màu xanh. Không những giúp giảm sưng đau, bầm tím mà chúng còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như kiểm soát cân nặng, giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.
Trên đây là một số nguyên nhân phun môi bị bầm tím và cách xử lý. Một bí quyết giúp bạn sớm sở hữu đôi môi căng mọng, quyến rũ khi phun môi là cần chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên lành nghề, giàu kinh nghiệm, cùng màu mực chất lượng và trang thiết bị tiên tiến.
Dạy Học Phun Xăm chúc bạn thành công
Bài viết liên quan:
- Phun môi bị chảy nước mô | Nguyên nhân, Hậu quả, Cách chữa trị
- Dấu hiệu nhận biết phun môi bị cháy tê và cách điều trị
Bình luận website