Trước khi thực hiện phun xăm thẩm mỹ, luôn có rất rất nhiều những lo lắng rằng xăm môi có được tiêm thuốc tê hay không? Những loại thuốc tê xăm môi an toàn được tin dùng nhiều nhất là gì ? Hãy cùng bài viết dưới đây giải mã tất cả những thắc mắc trên để chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho lần phun xăm thẩm mỹ nhé!
Có được tiêm thuốc tê xăm môi không?
Đối với phun xăm tạo hình nghệ thuật thông thường sẽ không sử dụng bất kỳ phương pháp giảm đau nào để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.
Tuy nhiên, vùng da môi so với những vùng da phun xăm nghệ thuật mỏng hơn và nhạy cảm hơn rất nhiều. Do đó, cơn đau sẽ được khuếch đại hơn so với xăm nghệ thuật thông thường.
Tuy nhiên, với sự hiện đại và phát triển không ngừng nghỉ của dịch vụ thẩm mỹ thì sẽ áp dụng biện pháp giảm đau cho bạn trước khi xăm môi nhằm đem lại cho bạn những trải nghiệm an toàn và kết quả tốt nhất.
Để tránh ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và lên màu của môi xăm, bạn sẽ được ủ tê môi trước khi xăm. Với cơ chế này thì thuốc tê chỉ có tác dụng với một số tế bào trên bề mặt môi, hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết quả xăm môi cũng như giúp bạn giảm tối thiểu cơn đau khi xâm lấn bằng kim.
Chính vì vậy bạn không cần phải lo lắng liệu có được tiêm thuốc tê khi xăm môi không hay thuốc tê có làm thay đổi kết quả xăm thẩm mỹ hay không?
Bạn có thể yên tâm trải nghiệm xăm môi để cải thiện khuyết điểm của mình mà không sợ đau và hãy tin tưởng tuyệt đối vào sự phát triển vượt trội ngày nay của các dịch vụ, công nghệ và phương pháp làm đẹp nhé.
Thành phần chính của thuốc tê xăm môi
Thuốc tê là một hợp chất hoá học, có thành phần chính là hai hoạt chất Prilocaine và Lidocaine. Đây là hai chất rất an toàn, không gây hại đến sức khỏe, không gây kích ứng hoặc chỉ là kích ứng nhẹ.
Công dụng chính của thuốc chỉ là gây tê bề mặt da, làm mất cảm giác tạm thời. Vì an toàn thế nên thuốc được sử dụng phổ biến trong y tế và cả lĩnh vực thẩm mỹ. Phương pháp ủ tê sẽ giúp hạn chế tình trạng đau đớn, khó chịu khi làm đẹp của chị em hiệu quả.
Những loại thuốc tê xăm môi được ưa chuộng nhất
Dưới đây là top những loại thuốc tê xăm môi an toàn, chất lượng hàng đầu, được các thợ phun xăm tin dùng hiện nay:
Kem ủ tê J – Cream
Kem ủ tê J – Cream được hầu hết các thợ phun xăm đánh giá là có chất lượng tốt, hiệu quả, an toàn mà giá thành lại khá rẻ. Vì vậy loại thuốc tê xăm môi này rất được ưa chuộng tại hầu hết các cơ sở phun xăm lớn nhỏ.
Kem ủ tê J – Cream có xuất xứ từ Hàn Quốc và được chiết xuất 100% từ các thành phần lành tính cho da, không gây ảnh hưởng đến kết quả phun xăm.
Chính vì thế loại thuốc tê này thường được sử dụng trong các trường hợp phẫu thuật trên da, tiểu phẫu thẩm mỹ, xóa xăm laser và đặc biệt thích hợp dùng trong giảm đau khi xăm môi.
Ưu điểm nổi bật
- Gây tê mạnh, nhanh chóng
- Thời gian tác dụng khá lâu, khoảng 20-40 phút, hoàn toàn phù hợp với một liệu trình xăm môi
- Có tác dụng giảm đau cực kỳ hiệu quả
- Dễ bảo quản và sử dụng lâu dài
Kem ủ tê Sicoe Tattoo
Kem ủ tê Sicoe Tattoo là một trong top những loại thuốc tê xăm được sử dụng nhiều nhất ở các thẩm mỹ viện, spa trên toàn quốc. Sản phẩm còn có tên gọi khác là thuốc tê con mắt, tê đỏ đen.
Kem ủ tê Sicoe Tattoo có xuất xứ từ thị trường Trung Quốc và dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các thợ phun xăm chuyên nghiệp.
Kem ủ tê Sicoe Tattoo được sử dụng cho tất cả các trường hợp thẩm mỹ phun xăm, xóa xăm, xỏ khuyên,…và được đánh giá là có hiệu quả cao hơn so với các sản phẩm cùng thời điểm
Ưu điểm:
- Gây tê cực mạnh trong thời gian dài từ 40-60 phút
- Có chứa thành phần chống nhiễm trùng, chống viêm
- Gây tê nhanh
- Thành phần an toàn, đã qua kiểm dịch chất lượng
Kem tê hồng Eye Anesthetic
Nếu mực xăm chất lượng tốt nhất được xuất xứ từ Đức thì Kem tê hồng Eye Anesthetic cũng là sản phẩm cùng nguồn gốc và uy tín không hề kém cạnh về chất lượng. Đây là sản phẩm chuyên dụng cho các trường hợp xăm phun môi, xăm mày, xăm mí mắt.
Kem tê hồng Eye Anesthetic là thuốc tê xăm môi được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay và được đánh giá rất cao về chất lượng và độ an toàn đem lại.
Ưu điểm:
- Gây tê cực kỳ nhanh, chưa đến 10 phút
- Thời gian lưu tê thích hợp cho thẩm mỹ xăm môi, khoảng 30-40 phút
- Không gây kích ứng, không gây tác dụng phụ
- Không làm thay đổi màu mực xăm và hiệu quả gây tê tuyệt đối
Kem ủ tê Cam Supply
Đây là dòng kem ủ tê chất lượng của Đài Loan, sản phẩm còn có cái tên là thuốc siêu tê. Chỉ cần ủ khoảng 15 – 20 phút là thời gian tê đã lên đến khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ. Trong suốt thời gian làm đẹp cũng không cần sử dụng thêm thuốc tê hỗ trợ.
Loại thuốc này có giá thành hơi cao nhưng công dụng và tính năng rất tốt. Đặc biệt là không gây kích ứng hay mẩn ngứa, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Kem ủ tê bọ cạp Proaegis Walter Ritter
Sản phẩm xuất xứ từ Đức với nồng độ Lidocaine khá cao nên thời gian tê kéo dài lâu. Hiện kem ủ tê bọ cạp có dạng kem và phổ biến 2 loại có nồng độ 25% và nồng độ 38%. Tác dụng tê của sản phẩm vượt trội hơn nữa còn an toàn cho sức khỏe người dùng.
Kem ủ tê TKTX
Kem ủ tê TKTX là sản phẩm kem ủ tê của Trung Quốc với mức giá thấp, vừa túi tiền. Nồng độ Lidocaine trong thuốc khá lớn, lên đến 39 – 40% nên có thể gây tê lên tới 3 đến 4 tiếng chỉ sau một lần sử dụng.
Dòng sản phẩm TKTX hiện gồm 5 loại là vàng, đen, đỏ, xanh, trắng. Mỗi loại phù hợp với từng loại hình làm đẹp riêng biệt, trong đó vàng hợp với xăm môi. Một nhược điểm nhỏ là sản phẩm dễ gây kích ứng, đặc biệt với người mẫn cảm nên cần lưu ý khi dùng.
Cách sử dụng thuốc tê xăm môi đúng cách
Kỹ thuật gây tê trong xăm môi thẩm mỹ là phương pháp gây tê trên bề mặt da. Tức chỉ dùng thuốc tê làm mất cảm giác vùng da môi, giảm đau cho khách hàng khi làm đẹp. Vì chỉ nằm ở ngoài da nên sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hệ thần kinh.
Hiện có 2 kỹ thuật chủ yếu là bôi ủ và tiêm, mỗi kỹ thuật có ưu và nhược điểm khác nhau. Ủ tê bằng cách bôi thuốc tê xăm môi dạng mỡ, ủ trong thời gian ngắn sẽ có hiệu quả ngắn hơn và ngược lại. Tiêm tê trực tiếp vào vùng da dưới môi với liều lượng nhất định (thường khoảng 0.25 cc). Kỹ thuật này cần thực hiện đúng bởi có thể dễ gây độc cho cơ thể và ảnh hưởng trên diện rộng.
Phổ biến nhất hiện nay là kỹ thuật ủ tê bởi dễ thực hiện và an toàn hơn. Quy trình sử dụng thuốc tê khi xăm môi an toàn và hiệu quả gồm 5 bước:
Bước 1: Vệ sinh vùng môi
Vệ sinh sạch sẽ vùng môi bằng các chất rửa như cleanser (sữa rửa mặt) hay green soap (dung dịch tẩy rửa hình xăm). Chèn bông bảo vệ vào bên trong miệng rồi tẩy tế bào chết cho môi bằng mỹ phẩm chuyên dụng.
Lưu ý khi thực hiện cần rửa tay trước và mang thêm găng tay để đảm bảo vệ sinh. Tẩy da chết sẽ thực hiện nhẹ nhàng ở vùng ngoài viền môi và cả trong lòng môi. Mục đích của bước này là loại bỏ chướng ngại vật khi xăm, giúp mực thẩm thấu tốt hơn và không bị bệt màu.
Bước 2: Bôi vaseline dưỡng môi
Vaseline sẽ giúp dưỡng môi, cấp ẩm, hạn chế tình trạng kích ứng khi ủ tê hay phun xăm. Khi thoa cần đảm bảo vaseline thoa đều trên môi và sát viền môi, không bị lẹm sẽ gây cháy tê ở phần viền.
Bước 3: Bôi thuốc tê
Bôi một ít thuốc tê xăm môi lên vùng môi và massage nhẹ nhàng giúp thuốc tê thẩm thấu nhanh hơn. Tiếp tục bôi thêm một lớp nữa, nhiều hơn lên bề mặt môi và thực hiện tương tự thao tác massage. Nhớ sử dụng liều lượng vừa đủ với vùng da môi, thoa đều cả viền môi, không sử dụng tê quá 3 lần trong một lần xăm nhé!
Bước 4: Quấn nilon ủ tê
Quấn nilon lên môi đã được bôi thuốc tê, lưu ý quấn kín vì đây sẽ quyết định đến tác dụng của thuốc. Nếu quấn không kín sẽ làm mất tác dụng một cách đáng kể, có thể khiến khách hàng bị đau khi xăm.
Bước 5: Kiểm tra, vệ sinh lại sau khi ủ xong và tiến hành xăm môi
Tùy từng loại thuốc khác nhau mà có thời gian chờ khác nhau, thường khoảng 50 – 60 phút. Phải ủ đúng thời gian cần thiết, nếu dưới có thể sẽ không phát huy tác dụng.
Đặc biệt không nên ủ quá lâu sẽ gây ra hiện tượng bỏng rát. Trong quá trình ủ, cần kiểm tra liên tục xem thuốc tê đã ngấm chưa. Nếu môi chuyển sang màu trắng tái tức thuốc đang có hiệu quả tốt và ngược lại.
Tuy nhiên cũng có trường hợp dù thuốc ngấm tốt nhưng môi vẫn hồng hào, không chuyển màu. Nên cần chú ý kỹ để đảm bảo môi không quá tê, dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khách hàng. Để chắc chắn việc ủ tê hiệu quả, có thể bật máy đi một đường kim không mực lên viền môi trên, dưới và vùng mép. Trong trường hợp còn đau nên ủ thêm thuốc tê xăm môi khoảng 5 – 10 phút nữa.
Trong thời gian này có thể trò chuyện cùng khách hàng để giảm bớt tâm lý lo lắng của họ. Cuối cùng lau sạch môi nhẹ nhàng bằng khăn giấy khô và bắt đầu thực hiện kỹ thuật phun xăm môi.
Chắc hẳn những thông tin trên bài viết trên Dạy Học Phun Xăm đã giúp bạn có thêm kiến thức về những loại thuốc tê xăm môi an toàn và phổ biến nhất hiện nay và hơn hết là xóa bỏ suy nghĩ xăm môi sẽ đau.
Ngoài ra, với những kiến thức bổ ích trên hi vọng sẽ giúp bạn có những chuẩn bị tâm lý tốt hơn cho quá trình xăm môi của mình và nâng cao hiểu biết để làm đẹp một cách an toàn.
Bình luận website