Xăm môi bị lở loét là vấn đề không có ai mong muốn gặp phải, tuy nhiên vẫn xảy ra rất nhiều. Nếu gặp phải tình trạng ngày, bạn sẽ vô cùng mệt mỏi, đồng thời mất rất nhiều chi phí để điều trị.
Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và biến chứng của nó ra sao? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách làm đẹp hiệu quả và an toàn nhất nhé.
Nguyên nhân dẫn đến xăm môi lở loét
Đôi môi của bạn sau khi can thiệp thẩm mỹ sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm và rất dễ tổn thương. Đặc biệt, nếu bị nhiễm khuẩn, các tế bào sẽ mất đi năng lượng, da cũng không thể thực hiện tái tạo bình thường. Lâu dần, các vết thương do bút xăm gây ra sẽ bị lở, rất mất thẩm mỹ và gây đau đớn. Vậy nguyên nhân của tình trạng xăm môi bị lở loét này là gì?
Bút xăm không đảm bảo vệ sinh
Để tiến hành đưa mực vào trong môi, nhân viên thẩm mỹ phải sử dụng bút xăm với đầu kim nhỏ. Họ sẽ bơm mực để đặn vào các vị trí nhất định trên môi để mực được đều, tạo màu sắc như bạn mong muốn. Chính vì thế, đầu bút sẽ là nơi ảnh hưởng trực tiếp đến các lớp da bên trong. Nếu nó không được sạch sẽ, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập và phát triển, gây nhiễm trùng.
Sau một thời gian, thường là khoảng 2 – 3 ngày, bạn sẽ thấy môi của bạn bong tróc không bình thường. Lớp màu rơi ra kéo theo của da non mới hình thành, đồng thời gây chảy máu. Đây chính là dấu hiệu đầu tiên của vấn đề xăm môi bị lở loét. Các đường vân môi cũng theo đó bị rách, gây nhức và sưng tấy. Càng ngày, hiện tượng tróc lở càng rõ rệt và khiến môi bạn mất hình dáng ban đầu.
Mực xăm có hoạt chất gây hại
Không chỉ bút xăm, mực đưa vào môi cũng tác động trực tiếp đến vấn đề phục hồi da của bạn. Mực xăm ở dưới môi sẽ mang đến cho bạn màu sắc như ý, tuy nhiên ẩn chứa trong nó là vấn đề vệ sinh và các chất gây hại. Những loại mực không rõ nguồn gốc thường chứa chất gây kích ứng và ung thư. Bạn sẽ gặp phải tình trạng lở loét chỉ sau vài ngày xăm và tình hình xấu đi nhanh chóng.
Hút thuốc lá
Nhiều người có thói quen hút thuốc lá mỗi khi căng thẳng nhằm khiến đầu óc thoải mái và thư giãn cơ thể. Thế nhưng, đây chính là nguyên nhân khiến bạn gặp phải vấn đề xăm môi bị lở loét. Các chất kích thích có trong thuốc lá sẽ khiến đôi môi của bạn bị tổn thương sâu, vết thương mới chồng lên vết thương cũ. Chỉ sau một thời gian ngắn, môi của bạn sẽ sưng phồng và có thể chảy mủ.
Không che chắn môi sau khi xăm
Một số chị em gặp phải tình trạng xăm môi hỏng vì không áp dụng biện pháp bảo vệ đúng đắn. Ánh nắng, không khí chứa đầy bụi bẩn hay nước nhiễm phèn đều là nguyên nhân khiến tổn thương không thể chữa lành. Từ vết thương hở này mà vi khuẩn sẽ xâm nhập vào môi khiến tình trạng tróc lở kéo dài. Môi của bạn luôn trong tình trạng sưng tấy và nổi mụn li ti, có thể bị vỡ bất cứ lúc nào.
Xăm môi bị lở loét vì vệ sinh không đúng cách
Nhiều người gặp phải vấn đề không mong muốn vì thực hiện quy trình vệ sinh không đúng cách. Việc làm sạch môi quá sơ sài hay quá kỹ đều có thể khiến bộ phận này không phục hồi bình thường. Nếu bạn không vệ sinh hàng ngày, môi của bạn sẽ bị nhiễm khuẩn, đôi khi dẫn đến bệnh Herpes. Nếu bạn lau quá kỹ, da non cũng sẽ bị tổn thương và từ đó dễ sưng tấy, nổi mụn nước khó chịu.
Biến chứng nguy hiểm của tình trạng xăm môi bị lở loét
Nếu bạn không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách, đôi môi của bạn sẽ ngày càng hư hỏng nghiêm trọng hơn. Lâu dần, các biểu hiện trở thành biến chứng nặng nề, gây nguy hiểm. Trong đó, lớn nhất phải kể đến là đôi môi bị hỏng, không còn hình dáng ban đầu và thâm đen. Bạn sẽ phải mất rất nhiều chi phí để phục hồi nhưng kết quả mang lại không thể được như trước khi xăm.
Biến chứng nguy hiểm thứ hai khiến bạn gặp nhiều mệt mỏi đó là nhiễm virus Herpes suốt đời. Mỗi khi có điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát bệnh trên đôi môi của bạn và khiến mụn nước nổi dày đặc. Nhiều người vì xăm môi bị lở loét mà bị bệnh Herpes tái phát liên tục trong năm. Đỉnh điểm, bạn có thể gặp phải bệnh từ 5 – 6 lần mỗi năm mà không thể chữa khỏi.
Dù là biến chứng nào thì nó đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, khiến việc sinh hoạt khó khăn hơn. Hơn nữa, bạn cũng sẽ mất dần sự tự tin khi đối diện với người xung quanh bởi vấn đề môi rất rõ ràng. Bạn cũng cần đeo khẩu trang liên tục, kể cả khi ở nhà để bảo vệ tình trạng đôi môi không nghiêm trọng hơn.
Cách khắc phục xăm môi bị lở loét
Khi xuất hiện tình trạng này hãy bình tĩnh theo dõi để có hướng xử lý phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ và biểu hiện ra sao sẽ có giải pháp khác nhau.
Đối với trường hợp nhẹ, môi nên được vệ sinh bằng khăn sạch thấm ít nước muối sinh lý. Điều này sẽ giúp môi được khử trùng và ngăn chặn vi khuẩn sản sinh thêm. Từ đó làm môi giảm đau, sưng và hạn chế nhiễm trùng nặng hơn.
Sau khi đã thử qua cách trên nhưng môi vẫn bị lở loét (khoảng 2 ngày không giảm) sẽ cần sự can thiệp y tế. Đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý là cách nhanh nhất khắc phục vấn đề này.
Tùy theo mức độ xăm môi bị lở loét thế nào sẽ hướng điều trị khác nhau, cụ thể như:
- Môi sưng, đau nhức và lở ít: dùng Paracetamol để giảm các triệu chứng và cảm thấy dễ chịu hơn.
- Dùng các loại thuốc kháng sinh được kê toa như Acyclovir, Valacyclovir,… để giảm viêm và lở loét.
- Có thể dùng dung dịch Povidine để chống viêm nhiễm cho những vết thương hở. Ngoài ra, thoa thêm thuốc giảm đau Cream Xylocain và vệ sinh môi thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
Cách phòng tránh môi bị lở sau khi xăm
Môi bị lở loét sau khi thực hiện thẩm mỹ là vấn đề có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là điều không ai mong muốn nhưng vẫn có thể phòng tránh bằng việc chăm sóc đúng cách. Vì vậy ngoài các cách khắc phục trên, cần tuân thủ một số điều sau khi xăm môi như sau:
Chế độ ăn uống
- Bổ sung các loại rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chẳng hạn như: cam, bưởi, quýt, dâu tây, đu đủ cà chua, bông cải xanh,…
- Hạn chế sử dụng chất kích thích và các sản phẩm chứa cồn như rượu, bia, cà phê,…
- Nên kiêng ăn thịt bò, gà, trứng gà, hải sản, rau muống, đồ nếp, nước tương,… Bởi đây là các thực phẩm có thể làm nhiễm trùng và ảnh hưởng đến màu môi sau khi xăm.
Chăm sóc và vệ sinh môi
- Sau 4 đến 5 giờ sau khi xăm, có thể dùng đá lạnh để chườm giúp môi giảm đau hay sưng.
- Tuyệt đối không được để nước dính vào môi trong 24 giờ đầu để hạn chế xăm môi bị lở loét.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh môi khô và nứt nẻ. Lưu ý nên sử dụng ống hút khi uống để tránh môi tiếp xúc trực tiếp với nước nhé!
- Không trang điểm vùng môi trong 1 tuần đầu tiên sau khi xăm môi
- Không dùng tay sờ hay bóc da trong quá trình bong vảy.
- Chỉ vệ sinh bằng bông sạch thấm nước muối sinh lý và hạn chế để mỹ phẩm dính vào môi.
Sản phẩm nên bôi lên môi sau khi xăm
- Dùng thuốc bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ như Power Repair CS Lab, CHlorocina H,… Đây là các sản phẩm có tác dụng hạn chế nhiễm trùng và giúp môi lên màu đẹp hơn.
- Sau khi bong hết vảy nên bôi vitamin E, dầu dừa, vaseline,… để dưỡng ẩm giúp môi luôn mềm mượt.
Trên đây là nguyên nhân và biến chứng của tình trạng xăm môi bị lở loét ở phụ nữ, là vấn đề mà không hiếm người gặp phải. Bạn hãy tham khảo thông tin để có cách làm đẹp tốt nhất và an toàn cho mình nhé.
Dạy Học Phun Xăm chúc bạn có được lựa chọn đúng đắn và nhận được thành quả như ý muốn của mình.
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn cách xử lý khi phun môi 1 tháng chưa lên màu
- Phun môi lên mụn li ti | Nguyên nhân và Cách chữa trị
Bình luận website