5/5 - (1 bình chọn)

Phun môi đúng kỹ thuật sẽ đem lại một kết quả thẩm mỹ đẹp và tốt, nhưng nhu cầu ngày càng cao thì bạn càng phải nâng cao trình độ, kỹ thuật chuyên môn để đáp ứng được hết các khách hàng. Để làm được điều đó, bạn không nên bỏ qua kỹ thuật phun môi không sưng ở bài viết này để mang lại cho họ một đôi môi đẹp và nhanh nhất có thể nhé.

Tại sao phun môi bị sưng?

Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao khiến môi sau khi phun bị sưng phải bắt đầu từ kỹ thuật phun môi như thế nào.

Phun môi nói cách khác là xâm lấn vật lý đến môi khiến môi bị thương tổn các tế bào tầng thượng bì. Sau đó kích thích tự phục hồi các tế bào mới để hình thành tầng tế bào khỏe mạnh, tươi trẻ, màu đẹp tự nhiên.

Phun môi sẽ bị sưng một vài ngày đầu

Phun môi sẽ bị sưng một vài ngày đầu

Cụ thể, thợ phun máy phun môi đầu có gắn kim phun chuyên dụng để đi kim, xâm lấn đến từng vị trí trên môi nhằm đưa mực phun vào bên trong lớp tế bào để tạo màu môi mong muốn.

Kim sẽ xâm lấn vào môi nhiều lần tại một vị trí đến khi mực bám vào môi, vì vậy các tế bào sẽ bị thương tổn nặng nề. Theo đó, các phản ứng sinh hóa kháng cự lại sự tác động đó sẽ diễn ra, kết quả là khiến môi bị sưng to, đau nhức sau khi phun.

Quá trình sưng và đau nhức chỉ kéo dài khoảng 3-5 ngày đầu sau khi phun môi, sau đó môi sẽ dần phục hồi các thương tổn, bắt đầu bong tróc và lên màu.

Tuy nhiên, nếu sau 1 tuần mà môi vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì chắc chắn là môi phun đã bị nhiễm trùng và nên sớm khắc phục để hạn chế các rủi ro xảy ra nhé.

Kỹ thuật phun môi không sưng

Như thông tin trên thì chắc chắn sau khi phun môi sẽ bị sưng ít hoặc nhiều, lâu hoặc nhanh nhưng còn tùy thuộc vào thợ phun.

Để tự tin hành nghề phun môi thì một số kỹ thuật phun môi không sưng dưới đây sẽ có ích cho bạn đấy. Hãy ghi chú lại và áp dụng cho mình nhé.

Vệ sinh môi, tẩy thâm môi

Môi sưng sau phun xăm chỉ kết thúc sau vài ngày hoặc nếu lâu hơn thì chắc chắn đã bị nhiễm trùng. Do đó, để đảm bảo kỹ thuật phun môi không sưng bạn phải thực hiện vệ sinh môi thật tốt trước đó cho khách hàng để nhằm loại bỏ mỹ phẩm, bụi bẩn và vi khuẩn.

Ngoài ra, bạn phải thực hiện tẩy thâm môi kỹ lưỡng cho khách hàng trước đó. Bước này giúp môi loại bỏ các tế bào da chết, các hắc sắc tố để tránh làm biến đổi màu mực lên môi.

Tẩy môi thâm thật kỹ để tránh ảnh hưởng đến độ lên màu

Tẩy môi thâm thật kỹ để tránh ảnh hưởng đến độ lên màu

Ngoài ra còn hỗ trợ môi lên màu nhanh hơn, sớm bong tróc và làm giảm sưng sau phun môi cực kỳ hiệu quả. Do đó, nếu bạn mới hành nghề thì tuyệt đối đừng bỏ qua những kỹ thuật phun môi không sưng này để tạo ra những kết quả thẩm mỹ tuyệt vời hơn nhé.

Kỹ thuật đi máy phun

Khi đi máy phun môi bạn phải đi từ viền môi vào trong môi. Đi khung viền môi thật chậm khoảng 2 lần với độ sâu kim khoảng 0,2mm và đi kim theo hình xoắn ốc.

Bước này cần phải chú trọng thật kỹ trong từng đường kim xâm lấn để định hình khung môi và đem lại hiệu quả lên màu cao nhất.

Tiếp đến phần lòng môi thì bạn hãy đi kim nghiên khoảng 45 độ và độ xâm lấn từ 1mm, thật chậm và lặp lại khoảng 2-3 lần để có hiệu quả bám màu cao nhất.

Bạn nên căng da môi ở vùng đi kim để có hiệu quả cao hơn và hạn chế trường hợp xâm lấn nhiều lần khiến môi sưng hơn nhé.

Duy trì độ sâu xâm lấn nhất định để tránh gây biến chứng

Duy trì độ sâu xâm lấn nhất định để tránh gây biến chứng

Ngoài ra, bạn nên cố duy trì đúng độ sâu xâm lấn và đi kim thật chậm thật chắc để môi bám màu nhanh hơn, tránh sưng to và chảy nhiều máu. Đồng thời hãy vệ sinh máu liên tục sau khi phun kim đến đó để máu không gây cản trở tầm nhìn màu mực phun nhé.

Hướng dẫn chăm sóc môi sau phun

Một trong những kỹ thuật phun môi không sưng cần thiết nhất của một người thợ phun đó chính là kỹ thuật chăm sóc môi sau phun.

Sau khi phun môi bạn phải tiến hành kiểm tra kết quả để đảm bảo không xảy ra biến chứng nhiễm trùng hay sai sót thẩm mỹ khác. Đồng thời thực hiện các bước xử lý, vệ sinh môi sau khi phun cho khách hàng.

Bên cạnh đó, bạn phải hướng dẫn khách hàng chăm sóc môi tại nhà sao cho đúng cách, đảm bảo an toàn.

Cách hướng dẫn sẽ bao gồm khuyến cáo sử dụng thuốc, các kiêng cữ trong việc vệ sinh, ăn uống và sinh hoạt… để đem lại kết quả tốt nhất, tránh xảy ra biến chứng không mong muốn trong quá trình phục hồi.

Không dùng tay cạy cỡ lớp sừng của môi

Không dùng tay cạy cỡ lớp sừng của môi

Phun môi thành công không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật đi kim mà còn có việc chăm sóc sau phun, xử lý môi trước phun và nhiều yếu tố khác.

Chính vì vậy để đem lại một kết quả phun môi tốt nhất cho khách hàng bạn phải thực hiện đúng các kỹ thuật phun môi không sưng trên bài viết và luyện tập, thực hành nhiều hơn để nâng cao kỹ thuật chuyên môn nhé. Dạy Học Phun Xăm chúc bạn thành công!