Sau khi phun môi thì môi sẽ có những vết thương vật lý và còn sưng to. Chính vì vậy những ngày đầu sau khi xăm môi bạn sẽ phải kiêng cữ khắc nghiệt trong vấn đề ăn uống để giảm đau và hơn nữa là tránh nhiễm trùng môi phun.
Điều này khiến nhiều người lo lắng và thắc mắc liệu sau xăm môi có được ăn cơm không ? Để chăm sóc môi xăm đúng cách và an toàn thì bạn hãy cùng bài viết dưới đây gỡ bỏ thắc mắc trên nhé.
Tại sao xăm môi phải kiêng ăn ?
Trước khi giải đáp câu hỏi xăm môi có được ăn cơm không, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu lý do tại sao cần kiêng ăn sau xăm môi.
Một số ý kiến cho rằng nếu bạn cố gắng ăn uống không động chạm vào môi xăm sẽ không sao. Vì vậy có thể thoải mái ăn bất kỳ món ăn ưa thích nào mà không cần kiêng cữ.
Suy nghĩ này cực kỳ sai lầm, nó sẽ khiến công sức xăm môi của bạn đổ sông đổ biển và còn để lại nhiều nguy cơ hệ lụy nghiêm trọng hơn bạn tưởng. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu 3 lý do chính bắt buộc bạn phải kiêng ăn sau khi xăm môi dưới đây nhé.
Thứ nhất, xăm môi dùng kim xâm lấn nhiều lần lên môi khiến môi bị thương tổn một lượng lớn các tế bào vì vậy sẽ tạo nên vết thương hở trên môi và môi có hiện tượng sưng phù, đau nhức sau xăm. Vết thương hở khiến vùng da môi trở nên nhạy cảm, có nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Chính vì vậy việc ăn uống tự do ngay sau khi xăm môi sẽ vô tình đưa vi khuẩn, các chất phụ gia, hóa chất bảo quản xâm lấn vào vết thương. Điều này là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng nhiễm trùng, nổi mụn nước và hoại tử môi sau khi xăm môi.
Do đó, để đảm bảo vết thương phục hồi thuận lợi đúng dự kiến thì bạn buộc phải thực hiện kiêng cữ với một số thực phẩm nhé.
Thứ hai, các vết thương hở trên môi cần ít nhất 1 tháng để phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn đó bạn vô tình ăn các thực phẩm như tôm, xương cá, xương thịt thì sẽ làm tổn thương lên miệng vết thương làm môi lâu lành hơn và có nguy cơ nhiễm trùng.
Thứ ba, một số thực phẩm có chứa các dưỡng chất không có lợi cho quá trình phục hồi của vết thương và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lên màu của môi xăm.
Ví dụ như bạn ăn nhiều nước tương sẽ khiến môi lên màu sai, môi bị thâm hoặc ăn rau muống sẽ khiến môi bị sẹo. Như vậy, sau khi xăm môi thì một số thực phẩm gây bất lợi đến kết quả thẩm mỹ thì bạn không nên ăn nhé.
Với 3 lý do trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được mức độ nghiêm trọng của việc ăn uống tùy tiện không kiêng cữ sau xăm môi như thế nào. Chính vì vậy nếu bạn vừa trải qua xăm môi thì nên tuân thủ các chế độ kiêng cữ để tránh “tiền mất tật mang” nhé.
Xăm môi có được ăn cơm không ?
Với tiêu chuẩn kiêng cữ khắc nghiệt như vậy, nhiều người thắc mắc liệu xăm môi có được ăn cơm không? Thực chất, sau khi xăm môi bạn vẫn có thể ăn cơm bình thường, không cần lo lắng về kết quả xăm môi gặp biến chứng nhé.
Cơm không có bất kỳ dưỡng chất nào gây bất lợi cho môi và cũng không làm ảnh hưởng đến kết quả lên màu. Vì vậy câu trả lời chính xác cho câu hỏi xăm môi có được ăn cơm không? đó là “có thể” nhé.
Tuy nhiên, trong khoảng 1 tuần đầu sau khi xăm môi, bạn nên dùng cơm bằng thìa và hạn chế hoặc tránh tuyệt đối không để đồ ăn động chạm lên môi. Như vậy sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ đau nhức và nhiễm trùng môi xăm.
Xăm môi ăn cơm cần kiêng cữ gì?
Mặc dù bạn có thể ăn cơm thoải mái nhưng vẫn phải lưu ý một số kiêng cữ đi kèm khi ăn cơm sau phun môi như sau:
Khi ăn cơm, bạn nên tránh không dùng các thực phẩm cay, nhiều ớt, tiêu. Chất cay sẽ khiến môi bị phồng và sưng to hơn, vì vậy tốt nhất bạn nên hạn chế ăn cay trong khoảng 1 tuần đầu nhé.
Ngoài ra, bạn không nên ăn các thực phẩm quá mặn, có nhiều dầu ăn, chất phụ gia, thực phẩm cứng. Những thực phẩm này sẽ khiến môi bị loang màu, nhiễm trùng, nổi mụn nước hoặc lâu lành hơn so với thời gian dự kiến. Vì thế, sau khi xăm môi bạn nên ăn nhạt một chút sẽ tốt hơn cho sức khỏe và kết quả thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, bạn nên tránh dùng trực tiếp nước mắm, nước tương, các loại đồ chấm có màu đậm. Những chất này sẽ khiến đôi môi xăm lên màu sai, màu sẽ bị thâm xỉn hoặc lên màu không đều.
Do đó, bạn có thể nêm nếm những gia vị này trực tiếp vào thức ăn và sử dụng thay vì chấm ăn như thông thường để đảm bảo môi lên màu đúng chuẩn nhé.
Với các thông tin hữu ích trên bài viết, Dạy Học Phun Xăm hi vọng bạn sẽ học được nhiều kiến thức quan trọng trong việc chăm sóc môi xăm đúng cách và gỡ bỏ được khúc mắc “xăm môi có được ăn cơm không?”. Đồng thời, hãy tận dụng thật hiệu quả các kiến thức trên để có đôi môi tươi tắn và xinh đẹp như mong muốn nhé.
Bình luận website